Tổ hợp xét tuyển năm 2018 ngày một nóng lên khi nhiều chuyên ngành đào tạo được mở ra đáp ứng yêu cầu công việc trong thời đại công nghệ 4.0.
- Các trường hợp đặc cách tốt nghiệp thpt quốc gia năm 2018
- Cách tính điểm tốt nghiệp 2018 theo khung của Bộ GD&ĐT
- Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ thpt quốc gia năm 2018.
Những điểm cần lưu ý khi chọn tổ hợp xét tuyển
Điều mà các thí sinh đặc biệt quan tâm đó là làm thế nào để chọn được tổ hợp để phù hợp với năng lực cũng như sở thích của mình.
Những điểm cần lưu ý khi chọn tổ hợp xét tuyển
Theo đó, các tổ hợp truyền thông đã xuất hiện và tồn tại trong nhiều năm nay, nếu không có dự định gì khác biệt thì các thí sinh có thể lựa chọn những tổ hợp truyền thống để đảm bảo yêu cầu.
Đối với các tổ hợp mới, các trường đưa ra dựa trên căn cứ đặc thù của ngành học nhằm tạo ra sức hút của mỗi ngành. Tuy nhiên điều quan trọng là thí sinh cần biết rõ năng lực cũng như nguyện vọng của mình để có thể lựa chọn ngành một cách phù hợp.
Theo thông tin tuyển sinh Bộ GD&ĐT công bố trước đó, năm 2018, Bộ giao cho từng trường tự chủ trong việc xác định tổ hợp xét tuyển với số lượng 4 tổ hợp cho mỗi ngành/ khối ngành xét tuyển, đây được xem là điểm mới của các trường được các chuyên gia đánh giá cao.
Việc mỗi trường tự động đưa ra phương án xét tuyển và chỉ tiêu xét tuyển giúp cho trường lựa chọn được những thí sinh tốt nhất và phù hợp nhất với nguyện vọng của mình.
Tuy nhiên đây cũng là khó khăn cho các thí sinh khi lựa chọn tổ hợp xét tuyển bởi nếu lựa chọn những tổ hợp mới nhưng không phù hợp với năng lực hay sở thích của bản thân thì sẽ khó có thể phát huy được thế mạnh của mình, đó là điều đáng tiếc.
Chương trình đào tạo của các trường hiện nay khá đa dạng và phong phú, tất cả hướng tới năng lực và tư duy toàn diện của con người. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành hầu hết các trường cũng hướng đến đào tạo kỹ năng mềm để phát triển đào tạo một cách toàn diện.
Hầu hết việc mở rộng các tổ hợp xét tuyển đều hướng đến mục tiêu lựa chọn chất lượng đào tạo cao vì thế cần lựa chọn và tìm hiểu kỹ các chương trình đào tạo để thí sinh đánh giá đúng được năng lực của mình để có được lựa chọn phù hợp nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Không phải nộp học bạ khi sơ tuyển vào trường Quân sự
Không phải nộp học bạ khi sơ tuyển vào trường Quân sự
Một trong những vấn đề mà thí sinh sơ tuyển vào trường Quân sự quan tâm đó là thời gian sơ tuyển như thế nào và thủ tục sơ tuyển ra sao?
Theo thông tin từ ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc Phòng, năm nay các địa phương sẽ tiến hành sơ tuyển từ ngày 1/3 – 25/4/2018.
Thời gian tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh được chia thành hai đợt, đợt 1 vào tuần thứ 4 của tháng 3, đợt 2 vào tuần thứ 2 của tháng 4.
Về thủ tục sơ tuyển, mỗi thí sinh khi đăng ký sơ tuyển phải có một bộ hồ sơ sơ tuyển do Ban Tuyển Sinh Quân sự, Bộ Quốc Phòng phát hành thống nhất bao gồm:
- 1 bản thẩm tra lý lịch do cán bộ tuyển sinh quân sự cấp huyện và đơn vị thẩm tra.
- 1 phiếu khám sức khỏe do Hội đồng khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện và 1 đơn vị khám.
- 3 phiếu đăng ký sơ tuyển do thí sinh tự khai, có xác nhận của ban tuyển sinh Quân sự cấp huyện và đơn vị cấp trung đoàn.
Đối với các thí sinh thuộc diện ưu tiên, cần nộp một bản xác nhận ưu tiên hợp lệ, đúng quy định. Thí sinh không cần phải nộp bản sao học bạ THPT.
Khi thực hiện tham gia sơ tuyển, các thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ sơ tuyển thuộc phần quy định của thí sinh tự khai và trực tiếp đến nộp hồ sơ sơ tuyển cho Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện hoặc cấp trung đoàn theo đúng thời gian quy định.
Khi đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển, thí sinh cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, số hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu. Đồng thời tham gia chụp ảnh để dán vào hồ sơ sơ tuyển. Lệ phí sơ tuyển là 50.000 đồng, lệ phí hồ sơ sơ tuyển là 4.500 đồng.
Nguồn: thptquocgia.org