Hiện nay các Sở GD&ĐT đồng loạt cho tổ chức kiểm tra trắc nghiệm như kỳ thi THPT quốc gia một cách triệt để, đột ngột dễ dẫn đến học sinh không bắt nhịp được với sự thay đổi.
- Thầy và trò gặp khó trong ôn luyện THPT quốc gia
- Giáo viên khó khăn trong biên soạn đề phục vụ ôn thi THPT quốc gia
- Học sinh được chọn môn kiểm tra khi thi học kỳ I
- Nhiều trường THPT đồng loạt tổ chức kiểm tra trắc nghiệm cho học sinh.
- Bộ GD&ĐT đang huy động giáo viên giỏi để soạn đề thi thô.
- Thi Đại học năm 2017, thí sinh được đăng kí nhiều nguyện vọng
Môn Toán nên áp dụng 50/50 trắc nghiệm – tự luận cho học kỳ I
Đó là quan điểm của bà Nguyễn Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Hà Nội cho việc thận trọng đối với hình thức ra đề thi trắc nghiệm trong kỳ thi hết học kỳ I. Việc này giúp học sinh làm quen dần và không nên gấp rút.
Theo đó hiện nay nhiều Sở GD&ĐT bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện tổ chức kỳ thi kiểm tra học kỳ I như là tập dượt cho các học sinh chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Đây cũng là năm đầu tiên Bộ đưa môn Toán với hình thức trắc nghiệm mới mẻ này. Theo bà Phương Anh các trường nên chú trọng đến việc áp dụng và đóng góp cho phù hợp với hiện thực khách quan và tình hình học tập của học sinh. Tránh việc áp dụng đồng loạt khiến học sinh hoang mang và không thích nghi kịp trong kiểm tra kỳ I sắp tới. Bà Phương Anh cũng đưa ra giải pháp: “ ví dụ như môn Toán cũng chưa nên áp dụng trắc nghiệm hoàn toàn nhưng có thể xé lẻ các câu hỏi ra để tiệm cận dần theo dạng 50-50, không chuyển ngoắt sang trắc nghiệm ngay khiến học sinh hoang mang’
Cũng đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Đức Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang cho hay, muốn thực hiện tốt kỳ kiểm tra không nên tập chung vào hình thức thi cho học sinh và giáo viên mà các trường cần dạy tốt kiến thức cơ sở cho học sinh trước khi ôn luyện thì việc có ra bất cứ hình thức nào thì cũng không phải là khó. Trách nhiệm lớn nhất bây giờ là thuộc về các thầy cô giáo bản thân các thầy cô giáo phải có kế hoạch ôn tập cho học sinh tốt và hướng học sinh theo cách thức đề thi trắc nghiệm.
Ngoài ra việc kết hợp dựa trên hình thức thực tế mà tùy từng Sở sẽ có những điều chỉnh chỉ đạo các trường để có cách ra đề phù hợp kết hợp giữa hai hình thức để tránh được học sinh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu. Điều này cũng cần được áp dụng trước những bài thi định kỳ hoặc kỳ thi thử diễn ra vào nửa đầu của kỳ II.
Theo như đề án xây dựng tổ chức thi THPT quốc gia được xây dựng lâu dài và ít nhất trong 2 -3 năm tới sẽ không có gì thay đổi. Theo đó, các trường THPT hoặc THCS cũng nên chuẩn hóa các kiến thức thi cho học sinh một cách đồng bộ. Và hãy áp dụng ngay từ bây giờ cách thức ra đề thi mới nhất đó là hình thức trắc nghiệm khách quan vào các đề kiểm tra để học sinh làm quen dần thành hệ thống đặc biệt là có những kĩ năng ngay từ cấp bậc dưới.
Lam hạ (theo thptquocgia.org)