Theo nghị định của chính phủ các trường bắt buộc phải xây dựng đề án tự chủ từ năm sau, tuy nhiên nhìn trên bình diện 14 trường Đại học đã thí điểm tự chủ trên cả nước cho thấy chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đang giảm dần.
- Nghịch lý: Nhiều sinh viên đỗ Đại học nhưng vẫn rút hồ sơ đi học trung cấp
- Bộ GD&ĐT chỉ định – hướng dẫn giáo viên soạn đề thi trắc nghiệm.
- Thi THPT quốc gia 2017: Thí sinh tự do có thể thi riêng
- Tiếp tục thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ trong năm 2018 và 2019
- Sẽ tổ chức thi thử 2 lần THPT quốc gia.
Tự chủ đại học kéo theo giảm chỉ tiêu tuyển sinh
Theo nghị quyết 77 của Chính phủ về thí điểm tự chủ đại học, điều này không những ảnh hưởng đến trực tiếp đến sinh viên à còn tác động trực tiếp đến chính các trường đại học trong quá trình tuyển sinh đầu vào.
Theo thông tin tuyển sinh tính đến năm học này 2016-2017 cả nước hiện tại có 14 trường đại học đã thực hiện tự chủ. Trong số 14 trường đó một số trường có chỉ tiêu giảm sút đáng kể tuy nhiên các ngành đào tạo thì lại tăng. Đơn cử như Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh mặc dù tăng thêm 22 ngành học cả đào tạo sau đại học và đại học. Nhưng chỉ tiêu tuyển sinh của trường này giảm từ 9,500 năm 2014 xuống còn 6.900 năm 2016. Đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM cũng giảm từ 2.600 xuống 2016.
Đấy là ở khu vực phía nam, còn ở phía Bắc tình hình khá khẩm hơn như Đại học kinh tế quốc dân vẫn giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh là 4.800, trường hợp ngoại lệ của Đại học Ngoại thương có tăng nhưng tăng thấp.
Với việc tự chủ buộc phải tăng học phí chắc chắn nhiều trường tiên lượng được số lượng thí sinh đầu vào sẽ bị ảnh hưởng như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mới đây nhất đã được thủ tướng phê duyệt đề án tự chủ có hiệu lực từ ngày 6/10/2016, tức là khi bắt đầu từ năm học này nhưng không vì thế mà trường hạ điểm chuẩn cũng như chủ quan trong việc tuyển sinh các năm tiếp theo.
Theo ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định việc giữ chỉ tiêu tuyển sinh chính là thách thức với các trường Đại học khi bắt đầu tăng học phí khi tự chủ. Ông Sơn cho hay: “Nhà trường sẽ phải chấp nhận khó khăn ban đầu đề có thể tuyển sinh được, nguồn tuyển sinh sẽ không thiếu nếu trường Đại học Bách khoa hạ điểm chuẩn nhưng trường vẫn muốn giữ vững chất lượng đầu vào. Sinh viên giỏi vẫn có cơ hội vào học chứ không phải vì học phí mà không lựa chọn vào Đại học Bách khoa Hà Nội”.
Trong bối cảnh tuyển sinh khó khăn như năm nay 2016 tới đây các trường ngày càng phải đối mặt nhiều với các thách thức để đảm bảo chỉ tiêu đầu vào. Đối với các trường đại học thực hiện tự chủ, nhiệm vụ để cân bằng giữa học phó và đảm bảo lợi quyền của sinh viên và thu hút người học càng khó khăn. Do đó người học hưởng lọi rất lớn từ những chính sách tự chủ này.
Lam hạ (Theo thptquocgia.org)