Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 khi đăng ký dự thi thì đăng ký 2 bài thi tổ hợp nhưng khi thi THPT quốc gia chỉ tham dự 1 bài thi liệu có bị trượt tốt nghiệp.
- Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội tuyển sinh 2017.
- Bí kíp bắt bài đề thi trắc nghiệm Toán THPT quốc gia năm 2017
- Cách vượt qua các “bẫy” đề thi Vật lý THPT quốc gia năm 2017
- Nguyên tắc giúp học giỏi Vật lý chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc…
Thi THPT quốc gia: Đăng ký 2 bài thi tổ hợp nhưng chỉ thi một có được không
Đăng ký 2 bài thi tổ hợp nhưng chỉ thi một có được không?
Trả lời các thí sinh bên lề Hội nghị tuyển sinh diễn ra hôm qua 16/03/2017. Phó Giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS) Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) giải đáp những thắc mắc của thí sinh về kỳ thi THPT Quốc gia về vấn đề này như sau:
Thí sinh cần xác định mục đích thi tuyển trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay của mình là đề công nhận tốt nghiệp hay để xét tuyển vào các trường Đại học Cao đẳng. Nếu thí sinh muốn thi để lấy kết quả xét tuyển tốt nghiệp thì thí sinh cần thi 4 môn, trong đó có 3 môn thi bắt buộc (Toán – Văn – Anh) và ít nhất một môn thi tự chọn (hoặc Khoa học Xã hội hoặc Khoa học Tự nhiên, cũng có thể cả 2).
Nguyên tắc xét tốt nghiệp sẽ lấy tổ hợp thi có điểm tốt hơn và không có điểm liệt trong từng cấu phần. Như vậy, thí sinh cần dự thi đủ số môn để tạo thành một tổ hợp đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Trường hợp thí sinh đăng ký thi cả 2 bài thi tổ hợp nhưng không thi 1 bài thi điểm bài thi đó sẽ là không điểm và để công nhận bài thi tốt nghiệp thì phải dựa vào bài thi còn lại.
Lưu ý là nếu trong tổ hợp môn xét tuyển có điểm liệt thì thí sinh sẽ không được xét tốt nghiệp và không được xét tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học.
Trường hợp học sinh thi được một môn (trong ba môn thành phần của bài thi tổ hợp) thì đột ngột bị ốm thì sẽ được xem xét đặc cách khi các môn đã dự thi đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả trong quá trình học tập đạt trung bình trở lên và có hạnh kiểm khá.
Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng
Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng
Theo ông Mai Văn Trinh, nếu chúng ta nhìn một cách có hệ thống một chút về quá trình và lịch sử của việc thông tin tuyển sinh thì sẽ thấy, từ năm 2014 trở về trước, thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học trước khi kỳ thi diễn ra và không được thay đổi nguyện vọng.
Năm 2015 và 2016, chúng ta bắt đầu tổ chức kỳ thi quốc gia, tức là sau khi có kết quả thi, thí sinh mới đăng ký xét tuyển. Điều này giúp thí sinh hạn chế được rủi ro trong quá trình xét tuyển Đại học. Nhưng trong thời gian ngắn thực hiện xét tuyển Đại học thì có những áp lực nhất định về việc xây dựng cơ sở dữ liệu, tạo ra những sai sót.
Kế thừa ưu điểm của cả 2 phương thức nói trên, Bộ GD-ĐT thay đổi đăng ký xét tuyển cho năm nay để có cơ sở dữ liệu đăng ký xét tuyển chuẩn.
Sau khi có kết quả thi, thí sinh có thể một lần nữa xem lại kết quả bài thi của mình và nếu thấy không ổn thì có thể thay đổi. Như vậy, số lượng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sẽ không nhiều và giảm được sai sót. Người có lợi là thí sinh nên tôi khuyên các thí sinh nên cân nhắc kỹ, không đăng ký quá nhiều nguyện vọng.
Lam hạ (theothptquocgia.org).
Xem thêm: Địa chỉ trường Cao đẳng Dược Hà Nội ở đâu?