Công tác coi và trông thi trong năm nay đang là dấu hỏi lớn được đặt ra khi đưa các cụm thi về giao cho các Sở GD&ĐT quản lý. Liệu có đảm bảo tính trung thực để các trường ĐH có thể làm căn cứ để xét tuyển.
- Thi trắc nghiệm THPT quốc gia: Đánh bừa liệu có được 2 điểm?
- Nhiều phương án chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia
- Đề thi THPT quốc gia 2017 – Đảm bảo khác nhau 80%
- Bộ GD&ĐT chỉ định – hướng dẫn giáo viên soạn đề thi trắc nghiệm.
Kể từ khi có kỳ thi 2 trong 1, kỳ thi THPT quốc gia 2 năm nay việc thay đổi để tìm ra phương án tối ưu đã được Bộ GD&ĐT vận dụng để điều chỉnh tốt hơn. So sánh với năm đầu tiên, cụ thể có 38 cụm thi do các trường Đại học chủ trì và 61 cụm thi địa phương do Sở GD&ĐTchủ trì trong năm 2015, đến năm 2016 có 70 cụm thi đại học và 50 cụm thi tốt nghiệp đã giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh và phụ huynh. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những dư luận trái chiều về sự bất thường số thí sinh vi phạm quy chế, chất lượng, năng lực học tập và ý thức của các thí sinh thi tại địa phương không bằng cụm thi Đại học nhưng số lượng bị lập biên bản lại ít hơn nhiều. Điều này cho thấy sự lo ngại trong việc để địa phương tổ chức cụm thi sẽ khiến lo ngại nhiều bất cập.
Coi thi ở cụm thi địa phương như thế nào
Theo phương án được Bộ đưa ra vào cách đây hơn 1 tháng về việc tổ chức cho kỳ thi THPT quốc gia thì mỗi địa phương sẽ là một cụm thi riêng. Sở GD&ĐT sẽ phối hợp tổ chức, trong đó ngoài các cán bộ giáo viên của các trường THPT và Sở GD&ĐT tại địa phương đó thì Bộ sẽ cử những giảng viên Đại học ở các trường Đại học về phối hợp tổ chức để đảm bảo khách quan cho chất lượng kì thi.
Tuy nhiên xét trên bình diện rộng, đối với các cụm thi Đại học các năm trước việc coi thi được thực hiện rất nghiêm túc chặt chẽ. Thí sinh vi phạm quy chế sẽ bị xử lý và lập biên bản. Còn với cụm thi địa phương điều này những năm trước được đánh giá là cán bộ, giám thị coi nhẹ và chưa thực sự thắt chặt quy chế thi cử. Còn nhiều trường hợp coi nhẹ và tọa điều kiện cho học sinh vượt qua kì thì. Rõ dàng điều này phổ biến ở nhiều cụm thi địa phương nên số lượng bài thi bị điểm liệt là rất ít. Do đó sự nghiêm tú trong coi thi ở cụm thi địa phương là điều cũng phải đáng bàn cho dùy Bộ đã có giải pháp đưa giảng viên Đại học về để coi thi.
Giảng viên Đại học sẽ là người cầm cán cân công bằng.
Ngoài việc công nhận tốt nghiệp để giúp học sinh có được tấm bằng THPT thì điểm của Kỳ thi THPT quốc gia còn sử dụng trong việc xét tuyển vào các trường Đại học – Cao đẳng. Do đó việc phải huy động một lực lượng giảng viên Đại học nhằm mục đích tránh những tiêu cự, thiếu công bằng, khách quan trong khâu tổ chức là thực sự cần thiết.
Theo đó sẽ có khoảng 20-30% cán bộ, giảng viên Đại học se được Bộ GD&ĐT cử xuống để làm nòng cốt cho hội đồng coi thi. Trong đó giảng viên Đại học chủ trì để đảm bảo cho kỳ thi nghiêm túc đúng quy chế. Đây là những khẳng định để các trường tin cậy vào kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Tuy nhiên công việc trước mắt Bộ cần làm là lựa chọn những giảng viên có tinh thần trách nhiệm để được giao nhiệm vụ và thực hiện tránh những tiêu cực và những lệch lạc về nội quy để chúng ta có một kỳ thi thành công.
Lam hạ (theo thptquocgia.org)