Bên cạnh việc sớm ban hành quy chế tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2023 và những năm sau thì Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu điều chỉnh quy trình kỹ thuật tuyển sinh sao cho đơn giản hoá, gọn lẹ hơn so với 2022.
- Quy chế tuyển sinh năm 2023 cần phải được chốt sớm
- Chế độ cộng điểm ưu tiên trong thi cử có nên huỷ bỏ?
- Năm 2023 ĐHQG TP HCM dự kiến mở rộng địa bàn kỳ thi đánh giá năng lực
Tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2023 cần đơn giản, gọn lẹ quy trình
Nghiên cứu điều chỉnh quy trình tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2023 đơn giản, gọn lẹ
Qua kỳ tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2022, mặc dù có nhiều điểm thay đổi so với những năm trước nhưng quy chế tuyển sinh và các hướng dẫn thực hiện năm 2022 được Bộ ban hành khá muộn trong khi các cơ sở giáo dục đã triển khai phương thức xét tuyển sớm, nên việc điều chỉnh về mặt kỹ thuật và thời gian thực hiện, đặc biệt là thực hiện xét tuyển chung các phương thức đã mang đến những thuận lợi nhưng cũng tạo không ít khó khăn với các trường và thí sinh.
Việc đăng ký xét tuyển năm nay khá phức tạp, thí sinh phải đăng ký xét tuyển ĐH đến 4 lần gồm:
- Lần 1: Đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT để nhận mã đăng ký xét tuyển.
- Lần 2: Đăng ký xét tuyển các phương thức xét tuyển sớm tại các trường ĐH.
- Lần 3: Đăng ký lại nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống chung của Bộ.
- Lần 4: Nộp lệ phí xét tuyển (đây cũng là lần gián tiếp xác nhận đăng ký nguyện vọng).
Do đó, năm 2023 ngoài việc sớm ban hành quy chế tuyển sinh để trên cơ sở đó, các trường xây dựng, điều chỉnh quy chế tuyển sinh phù hợp với quy định chung. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu, điều chỉnh và hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo hướng đơn giản hoá, gọn nhẹ hơn để có thể vận hành được hệ thống thuận lợi, an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
Không còn tình trạng điểm chuẩn trên 30đ từ năm 2023 trở đi
Từ năm 2023 trở đi sẽ không còn tình trạng điểm chuẩn trên 30 điểm
Theo thông tin Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật: Quy chế tuyển sinh Đại học – Cao đẳng của Bộ vừa ban hành là điều chỉnh mức điểm ưu tiên với thí sinh sẽ giảm dần khi thí sinh đạt tổng điểm 3 môn ở mức khá giỏi (22,5 điểm) trở lên, thực hiện từ năm 2023.
Cụ thể: Nếu thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30 điểm). Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng được tính theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 – tổng điểm đạt được)/7,5] x mức điểm ưu tiên theo KV, theo đối tượng của thí sinh.
Với công thức tính điểm ưu tiên như trên sẽ không xảy ra bất kỳ trường hợp nào điểm chuẩn trên 30 điểm, vì khi thí sinh đạt 30 điểm/3 môn nghĩa là điểm ưu tiên của các thí sinh sẽ bằng 0.
Nguồn: thptquocgia.org tổng hợp