Giáo viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng sẽ không được tuyển vào dạy cấp tiểu học

Theo đề xuất mới nhất của Bộ GD&ĐT tới đây sẽ không tuyển mới giáo viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng Sư phạm vào dạy  tiểu học. 

Giáo viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng sẽ không được tuyển vào dạy cấp tiểu học

Giáo viên có trình độ Trung cấp, Cao đẳng sẽ không được tuyển vào dạy cấp tiểu học

Nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học

Theo thông tin tuyển sinh mà chúng tôi có được, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ cho rằng: “Việc nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học từ Trung cấp lên Cao đẳng là tất yếu và mới là “bước đầu” vì bước tiếp theo, chuẩn trình độ đào tạo sẽ phải là trình độ đại học trở lên theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW.

Đây sẽ là bước đột phá, đổi mới mạnh mẽ nhằm định hướng và tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Cũng chính vì thực hiện chiến lược phát triển này mà trình độ giáo viên tiểu học về cơ bản đã đạt trên Chuẩn so với quy định. Cụ thể số lượng, tỷ lệ trình độ đào tạo giáo viên tiểu học cả nước như sau:

Theo số liệu thực tế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học theo hướng Bộ sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên trung cấp lên đại học sư phạm và chủ trương không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ Trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm.

Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên tiểu học

Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên tiểu học

Lộ trình đào tạo giáo viên tiểu học trong những năm tới

Ngoài việc quan tâm tới kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, Bộ GD&ĐT còn đang tích cực nâng cao chất lượng, đổi mới lộ trình đào tạo giáo viên trong những năm tới như sau:

– Đối với những giáo viên chưa đạt Chuẩn, thời gian công tác còn trên 5 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng Chuẩn trình độ gắn với việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới theo hình thức “cuốn chiếu” cùng với lộ trình triển khai hàng năm ở các khối lớp với các hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thiết thực, không chạy theo thành tích (nghĩa là chủ yếu học để lấy bằng cấp đạt chuẩn theo quy định).

– Đối với những giáo viên chưa đạt trình độ Đại học (nếu nâng chuẩn lên Đại học) còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương phối hợp các trường Sư phạm thiết kế các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Tất cả những thay đổi ở trên sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, biến thách thức thành cơ hội, tạo được động lực và niềm cảm hứng mới để ngành giáo dục khẳng định thêm quyết tâm chính trị trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Tuyển sinh ngành Sư phạm phải là học sinh giỏi

Tuyển sinh ngành Sư phạm phải là học sinh giỏi

Thí sinh thi sư phạm phải là học sinh giỏi

Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng đã ra quy định ngành sư phạm chỉ xét tuyển học sinh giỏi trở lên:

  • Đối với trình độ đại học, xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên. Không như những năm trước, ngưỡng đầu vào dành cho bậc đại học khi xét học bạ chỉ cần điểm trung bình từng môn trong tổ hợp hoặc điểm trung bình chung các môn xét tuyển đạt từ mức 6 điểm trở lên.
  • Đối với thí sinh xét tuyển hệ Cao đẳng hoặc trung cấp yêu cầu tốt nghiệp THPT và xếp loại học lực khá trở lên.

Có thể thấy trong năm 2018 Bộ GD&ĐT đã quan tâm hơn đến ngành Sư phạm, có những đổi mới tích cực trong việc tuyển sinh, nâng cao chất lượng của ngành Sư phạm trong những năm tới.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *