Sĩ tử nước ta còn “sướng rên” so với thí sinh Hàn Quốc và Trung Quốc tại kỳ thi đại học

Trong khi các sĩ tử nước ta đang kêu trời vì phải dày công ôn luyện cho kỳ thi đại học thì nhìn sang thí sinh nước “láng giềng” ta mới thấy mình thật may mắn.

Để đậu được đại học học sinh Trung Quốc phải “nuốt chửng” được lượng kiến thức khổng lồ

Trong khoảng thời gian nước rút này có thể thấy các sĩ tử đang “vắt chân lên cổ” để ôn luyện, trau dồi kiến thức cho kỳ quan trong mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Khó khăn, áp lực khiến nhiều thí sinh đôi khi muốn chùn bước. Nhưng hãy dành một chút thời gian để nhìn và các bạn sẽ thấy, tuyển sinh tại nước mình đã dễ dàng hơn rất nhiều so với một vài nước, điển hình nhất là Hàn và Trung.

Gaokao con đường thành công không dành cho tất cả học sinh Trung Quốc

Tại Trung Quốc, kỳ thi đại học còn được gọi với cái tên khác là Gaokao, diễn ra vào đầu tháng 6 hàng năm. Đây được xem là kỳ thi lớn nhất của quốc gia đông dân này. Khi việc đậu đại học với điểm số cao quyết định cơ hội sống còn về việc làm của thế hệ trẻ.

Chính vì mang tầm vóc quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn nên vào ngày diễn ra kỳ thi, mọi hoạt động gây ra tiếng ồn như các công trình xây dựng sẽ được tạm gác lại. Phía bên ngoài phòng thi xe cứu thương luôn túc trực phòng trường hợp thí sinh suy sụp do căng thẳng thần kinh, không chỉ có thể trong những ngày này cảnh sát đi tuần tra để giữ cho đường phố yên tĩnh với bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy sự kiện này quan trọng thế nào đối với đất nước đông dân nhất nhì thế giới.

kỳ thi diễn ra đầy áp lực và gay cấn

Luôn biết thi tuyển vào đại học ở nước nào cũng có tầm quan trọng và mang tính cạnh tranh khốc liệt nhưng tại Trung Quốc thì kỳ thi này còn gây ám ảnh hơn bội phần khi tỷ lệ chọi của các trường đại học hàng đầu là 1/50.000, một con số quá khủng, nên việc thí sinh đậu vào đại học được coi như đã sở hữu tấm vé vàng đảm bảo thành công về việc làm, hôn nhân hay chính quãng đời còn lại sau này của một người.

Chính vì kỳ thi đại học mang tầm vóc quan trọng nên học sinh tại Trung Quốc đã được giáo viên và bố mẹ nhắc đến Gaokao từ lúc chập chững bước vào tiểu học đến lúc thi kỳ thi THPT quốc gia, nên điều này đã gây áp lực rất lớn đến trẻ em. Và hiển nhiên để đậu được vào đại học không còn cách nào khác là các em phải ôn tập rõng rã suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường.

Không dừng lại ở đó, kỳ thi Gaokao chỉ bao gồm 4 môn thi, mỗi môn 3 tiếng: Tiếng Trung, tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự chọn (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc một môn xã hội tự chọn (Địa Lý, Lịch sử, Chính trị). Đề thi chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống, nổi tiếng là rất khó. Đề Toán được so sánh với chương trình cấp đại học ở Anh.

Vào những ngày thi đại học đường phố Trung Quốc đông như hội

Chính vì sự khắc nghiệt của cuộc thi này, mà Gaokao không thiếu những trường hợp gian lận tinh vi do thí sinh nghĩ ra. Để bảo đảm sự minh bạch, mỗi kỳ thi Gaokao đều được bố trí lắp đặt camera và máy dò kim loại tại phòng thi để theo dõi thí sinh. Để đảm bảo tính công bằng và an toàn ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, hội đồng thi còn sử dụng thêm máy bay không người lái để quét tín hiệu vô tuyến được gửi từ trong ra ngoài. Vân tay và mống mắt được sử dụng để xác minh danh tính thí sinh. Đề thi được bảo vệ hộ tống đưa đến trường và giám sát bằng hệ thống GPS, trong khi những giám khảo ra đề được giữ lại, kiểm soát chặt chẽ để tránh lộ đề. Năm nay, theo các quy định mới, gian lận thi cử có thể bị kết án lên đến 7 năm tù.

Đấu trường sinh tử tại Hàn Quốc

Cũng không kém so với Trung Quốc, học sinh tại đất nước này luôn nằm trong top thanh thiếu niên kém hạnh phúc nhất trên thế giới, bởi áp lực của học hành và thi cử mang lại rất lớn. Khi kỳ thi đại học ở Hàn Quốc là cuộc chiến chung của phụ huynh và học sinh. Việc đậu đại học giúp thí sinh được đổi đời khi có một tương lai sáng lạn và dễ dàng hơn trong mọi công việc. Hình ảnh rất nhiều học sinh trên những chuyến tàu điện ngầm lúc 11h đêm tại Hàn Quốc không hề xa lạ, bởi lúc ấy các em mới kết thúc giờ học phụ đạo tại các trung tâm hay các góc sinh viên.

Cũng như thế ở Hàn Quốc kỳ thi này rất áp lực và căng thẳng

Tại sử sở kim chi người ta cũng quan niệm “Tứ đang ngũ lạc”, có nghĩa là nếu ai chỉ ngủ 4 tiếng/ngày thì sẽ đỗ đạt và ghi tên bảng vàng, còn nếu như ngủ tới 5 tiếng/ngày thì sẽ chẳng mang lại kết quả gì. Chính vì vậy, học sinh Hàn Quốc luôn cố gắng học ngày đêm để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Trước khi bước vào kỳ thi đại học các em đã được phu huynh, giáo viên trang bị đầy đủ những thông tin tuyển sinh trước đó cả năm trời, còn vào ngày diễn ra kỳ thi đại học, các công ty sẽ cho nhân viên nghỉ việc hoặc đi làm muộn và về sớm hơn để tránh tình trạng tắc đường gây ảnh hưởng tới thí sinh, các loại xe cũng bị cấm đi lại trong khu vực cách địa điểm thi 200m nhằm giảm tiếng ồn trong khi các thí sinh làm bài, hàng trăm mô-tô cảnh sát được huy động để đưa giúp thí sinh bị muộn đến phòng thi, trong phần thi nghe tiếng Anh buổi sáng và một phần thi vào buổi chiều, máy bay sẽ tạm dừng hoạt động hoặc cất hạ cánh trong yên lặng, các chương trình truyền hình thì liên tục và phát sóng những vấn đề xoay quanh thi cử như cách nấu bữa ăn dinh dưỡng cho thí sinh, cẩm nang sức khỏe mùa thi hay lời chúc thi tốt lành từ quan chức cũng như các nhân vật nổi tiếng trong xã hội… đủ để thấy kỳ thi này quan trọng đến thế nào. Không những vậy, tại các ngôi chùa và nhà thờ còn tổ chức nhiều buổi lễ cầu nguyện cho thí sinh từ trước hôm thi 100 ngày. Rất nhiều bà mẹ đã không quản ngại xa, ngại khổ quỳ lạy từ 1000 đến 3000 lần để cầu may cho con.

Những ngày thi người thân của sĩ tử luôn cầu nguyện để mong những điều tốt lành

Nếu so sánh có thể thấy các sĩ tử Việt Nam vẫn còn may mắn khi được hưởng một nền giáo dục có phần nhẹ nhàng và thoải mái hơn so với học sinh Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *