Những lỗi sai “chết người” trong bài thi THPT Quốc gia mà thí sinh cần lưu ý

Trắc nghiệm là hình thức thi đang được áp dụng trong kỳ thi THPT Quốc gia. Nhiều bạn trẻ vẫn nghĩ trắc nghiệm “dễ ăn điểm” nhất, nhưng thực tế, hình thức thi này lại cũng rất không an toàn đối với những bạn thiếu tính cẩn trọng.

Những lỗi sai “chết người” trong bài thi THPT Quốc gia mà thí sinh cần lưu ý

Những lỗi sai “chết người” trong bài thi THPT Quốc gia mà thí sinh cần lưu ý

Những lỗi sai “chết người” trong bài thi THPT Quốc gia mà thí sinh cần lưu ý

Trong các đợt chấm thi kỳ thi THPT Quốc gia hàng năm, Bộ GD&ĐT đã thống kê từ các Hội đồng chấm bài thi trắc nghiệm có khoảng 1 % thí sinh mắc lỗi rất sơ đẳng không đáng có trong bài thi và dễ mất điểm hoặc đưa vào diện bài “tình nghi”. Từ đó khiến các thí sinh sẽ có nguy cơ bị hủy bài thi. Cùng điểm mặt những lỗi sai “ngớ ngẩn” này để khắc phục vào bài thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

Thứ nhất, không tô SBD, tô nhầm SBD dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.

Thứ hai, không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.

Thứ ba, phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.

Thứ tư, có những lỗi do quét bài như để gấp Phiếu TLTN, sai mặt Phiếu, làm Phiếu bị biến dạng.

Theo thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho biết, những lỗi này sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra. Phần mềm phải phát hiện tất cả các lỗi, cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa phải được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GD&ĐT.

Hình thức chấm thi THPT Quốc gia năm 2018

Hình thức chấm thi THPT Quốc gia năm 2018

Hình thức chấm thi THPT Quốc gia năm 2018

Đối với môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận thì, các hội đồng thi bố trí cán bộ chấm thi chấm lần thứ nhất và lần thứ hai ngồi ở 2 phòng chấm khác nhau.

Mỗi bài thi tự luận được 2 cán bộ chấm thi chấm độc lập. cán bộ chấm thi lần thứ nhất chấm trên Phiếu chấm cá nhân, cán bộ chấm thi lần thứ hai chấm trên bài thi và ghi điểm vào Phiếu ghi điểm.

Trước khi giao bài đã chấm xong 2 vòng độc lập cho 2 cán bộ chấm thi thống nhất điểm, phải đối chiếu điểm bài thi trên Phiếu ghi điểm của cán bộ chấm thi lần thứ hai với điểm trên Phiếu chấm cá nhân của cán bộ chấm thi lần thứ nhất, phát hiện những trường hợp chênh lệch từ 0,5 điểm trở lên để theo dõi, xác định nguyên nhân và kết quả xử lý thống nhất của 2 cán bộ chấm thi nhằm phòng ngừa các sai sót, vi phạm Quy chế thi.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT yêu cầu, các hội đồng thi quán triệt cán bộ chấm thi không được sửa chữa điểm trên Phiếu chấm, Phiếu ghi điểm và trên bài thi trong quá trình thống nhất điểm.

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý nghiêm đối với những bài làm vi phạm Quy chế thi hoặc cán bộ không thực hiện đúng Quy chế thi, khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của thí sinh, dẫn đến kết quả chấm không phản ánh đúng thực chất.

Để kiểm tra độ chính xác của việc quản lý chấm thi bằng máy tính, tránh xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểm thi, Ban Chấm thi tiến hành khớp phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận.

Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *