Trong kỳ thi THPT Quốc gia, bộ sẽ ban hành quy luật phát đề thi theo sơ đồ, lưu giữ chữ ký của cán bộ coi thi, chấm thi để đối chiếu, thu giấy nháp,…nhằm phòng tránh tiêu cực có thể xảy ra.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Hà Nội “sẵn sàng” cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
- Những lưu ý khi nhận giấy báo dự thi thpt quốc gia 2018
Một số điểm mới trong việc phát đề và thu bài thi THPT Quốc gia cần đặc biệt lưu ý
Một số điểm mới trong việc phát đề và thu bài thi THPT Quốc gia cần đặc biệt lưu ý
Theo thông tin tuyển sinh kỳ thi THPT Quốc gia cho biết, về cơ bản kỳ thi THPT Quốc gia được giữ ổn định như năm 2017 nhưng có một số điểm mới để tăng cường tính bảo mật, tính công bằng, khách quan cho kỳ thi.
Cụ thể như, mỗi phòng thi có một cán bộ, giáo viên từ trường ĐH, CĐ cùng với một giáo viên giáo viên phổ thông coi thi. Mỗi điểm thi có một phó điểm trưởng là cán bộ trường ĐH, CĐ.
Về lịch thi, kỳ thi diễn ra từ ngày 24 đến 27/6. Điểm khác năm nay là thời gian làm bài giữa các môn trong tổ hợp môn KHXH và KHTN cách nhau 10 phút thay vì 20 phút như năm trước. Năm nay, bộ cũng yêu cầu thu đề thi, giấy nháp thi, giấy báo dự thi và các vật dụng liên quan mà thí sinh ghi đề lên đó. Điều này sẽ phù hợp thực tế vừa đảm bảo tổ chức thi an toàn, tránh các bất cập có thể xảy ra.
Công tác coi thi, năm nay cũng được bổ sung một số việc để đảm bảo quản lý chặt chẽ. Phiếu trả lời trắc nghiệm của mỗi phòng thi sẽ được in đủ, không in dư so với số lượng thí sinh trong phòng thi. Trường hợp thí sinh làm bẩn, rách, nhàu yêu cầu đổi phiếu trả lời phải lập biên bản thu giấy cũ và được thay mới bằng phiếu dự phòng từ trưởng điểm thi. Bài thi cũng được niêm phong an toàn đảm bảo bài thi của thí sinh được bảo quản chặt từ khi thu đến khi chấm thi.
Một số điểm mới trong kỳ thi THPT Quốc gia
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các cán bộ coi thi, chấm thi phải lấy mẫu chữ ký và lưu giữ để đối chiếu so sánh.
Một điểm mới trong năm nay là, việc phát đề thi cho thí sinh cũng được thiết kế theo sơ đồ quy định. Điều này được lý giải là để tránh trường hợp giáo viên có thể chọn một đề nào đó cho thí sinh cụ thể nào đó.
Quy mô kỳ thi cũng không có nhiều thay đổi so với năm 2017. Cụ thể, toàn quốc có 925.792 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó số thí sinh tự do là 53.784 em. Số thí sinh đăng ký chỉ để xét tốt nghiệp là: 237.326 thí sinh, số thí sinh vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ là 642.379 thí sinh.
Hiện tại các Sở GD&ĐT cũng như các trường ĐH đang tiến hành in sao đề thi. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi, đặc biệt trong công tác đăng ký dự thi, công tác chuẩn bị cho hoạt động tổ chức thi, tra cứu điểm thi THPT Quốc gia năm 2018…
Phải chống gian lận cả thí sinh và giám thị coi thi
Phải chống gian lận cả thí sinh và giám thị coi thi
Trao đổi với báo chí tại buổi cung cấp thông tin xung quanh kỳ thi THPT Quốc gia 2018, ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, qua sự việc giám thị làm “lọt” đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ra ngoài, rất nhiều người lo ngại về vấn đề bảo mật đề thi THPT Quốc gia, Vì vậy, Bộ đã phối hợp với PA83 về việc ngăn chặn gian lận trong thi cử. Ngoài ra, Bộ luôn tăng cường công tác tuyên truyền để tránh gian lận cho cả giám thị và thí sinh.
Chánh thanh tra chỉ ra các thiết bị gian lận có thể là thẻ ATM, camera siêu nhỏ cài cắm trong vỏ máy tính thí sinh được phép mang vào phòng thi, loại tai nghe nhỏ bằng hạt đậu nên công an phải dùng nam châm mới hút được.
Lực lượng thanh tra là nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh, sự nghiêm túc của kỳ thi THPT Quốc gia. Vì vậy, cần phải kiểm soát và phát hiện ra những hành vi bất thường của thí sinh để báo cáo, xử lý kịp thời.
Việc chống gian lận trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 phải xuất phát từ hai phía là giám thị và thí sinh. Vì vậy, phải kiểm soát cả hai thành phần này để kỳ thi diễn ra được nghiêm túc.
Ông Bằng cho rằng, việc phát hiện thí sinh gian lận không khó. Tuy nhiên, Bộ cũng đã tập huấn cho giám thị những kinh nghiệm để phát hiện việc thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao trong gian lận thi cử.
Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp