Chỉ còn hơn 2 tháng nữa kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ diễn ra, các thí sinh nên tìm phương pháp ôn tập sao cho hiệu quả nhất và để đạt được điểm số cao nhất.
- Bí kíp giúp teen 2k đạt điểm cao bài nghị luận xã hội môn Văn THPT Quốc gia
- Đề thi Ngữ văn thpt quốc gia dạng đối chiếu 2 tác phẩm khó có điểm cao
- Vận dụng đề thi minh họa Vật lý 2018 như nào cho hiệu quả
Mách nhỏ bí quyết ôn luyện môn Hóa học giai đoạn nước rút thi THPT Quốc gia
Theo lịch đã công bố, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 24 – 27/6/2018, chính vì thế đây là thời điểm các thí sinh tăng cường việc luyện tập cũng như làm đề để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Điểm khác biệt lớn nhất của kỳ thi năm nay chính là việc đề thi sẽ bao hàm cả kiến thức lớp 11 thay vì chỉ riêng kiến thức lớp 12 như mọi năm, vì thế đối với môn Hóa thí sinh cần có phương pháp ôn tập sao cho hiệu quả nhất.
Mách nhỏ bí quyết ôn luyện môn Hóa học giai đoạn nước rút thi THPT Quốc gia
Theo góc sinh viên, để có thể có kế hoạch ôn thi một cách hiệu quả nhất, các bạn thí sinh cần ôn luyện theo lộ trình như sau:
Chuẩn bị
Thí sinh cần chuẩn bị sẵn một bộ đề ôn tập môn Hóa, khoảng 20 – 30 đề. Đề phải bao quát được toàn bộ kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục, đó có thể là các đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia của các Trường.
Các câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm đa dạng, không bị trùng lặp giữa các đề và không xuất hiện những câu thuộc nội dung giảm tải.
Sát với cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT với 30% kiến thức lớp 11 và 70% kiến thức lớp 12.
Các đề tham khảo theo từng mức độ từ dễ đến khó, dễ 5 đề, ngang tầm 5 đề và khó từ 5-10 đề để thí sinh có thể tiếp cận được với tất cả các chuyên đề của môn Hóa Học.
Bạn cần chuẩn bị một cuốn sổ nhật ký để ghi những câu sai và viết rõ nguyên nhân sai để ghi nhớ khi làm những câu hỏi tiếp theo.
Bí quyết ôn luyện môn Hóa học
Phương pháp ôn luyện
Thí sinh cần ôn luyện theo từng đơn vị kiến thức, học thuộc các kiến thức lý thuyết và làm khoảng 2 đề/ ngày trong khoảng 15 ngày đầu tiên ở các dạng bài trả lời câu hỏi lý thuyết. Trong quá trình làm xong mỗi đề, thí sinh cần so sánh đáp án để phát hiện những lỗi sai và phân tích nguyên nhân của những lỗi sai đó.
Trong khoảng 10 ngày tiếp theo, thí sinh nên làm khoảng 3 đề/ ngày ở các dạng đề vận dụng. Ở dạng bài vận dụng, thí sinh cần xem xét kỹ về các định luật: bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố…
Đối với các dạng bài vận dụng cao, bạn làm đề trong khoảng 15 ngày, mỗi ngày 2 đề. Thí sinh nên giải các bài tập ở các câu thuộc sở trường của mình trước còn những câu khó giải sau.
Sau khi đã luyện xong từng dạng đề, thì sinh nên dành khoảng 25 – 30 ngày để luyện đề hoàn chỉnh, mỗi ngày làm 1 đề và phân bố thời gian một cách hợp lý, ghi những lỗi sai thường gặp và tìm cách để khắc phục.
Chưa hết, trước hôm thi 1-2 ngày thí sinh cần kiểm tra lại sổ nhật ký ôn tập để ghi nhớ các trường hợp lỗi sai mà mình đã mắc phải và chuẩn bị tinh thần thật tốt cho kỳ thi. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: thptquocgia.org