Hình học luôn là môn học khó nhằn đối với các thí sinh đặc biệt là các thí sinh nữ, vậy làm thế nào để đạt điểm cao môn Hình học trong Kỳ thi THPT Quốc gia?
- Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018: Bộ GD – ĐT công bố tài liệu hướng dẫn ôn tập
- Lý do Bộ cho rằng không cần đề thi minh họa thpt quốc gia 2018
- Các trường Đại học – Cao đẳng vẫn tin dùng kết quả của kỳ thi thpt quốc gia 2018
Làm thế nào để đạt điểm cao môn Hình học?
Để giúp các thí sinh học tốt môn hình học, ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ đưa ra những BÍ KÍP giúp các thí sinh có thể dễ dàng hoàn thiện bài thi môn hình học một cách tốt nhất.
Vẽ hình thật chuẩn xác và đúng dữ kiện đề bài
“Yếu tố quan trọng nhất để có thể hoàn thành một bài thi môn hình học chính là hình vẽ, một hình vẽ chuẩn sẽ giúp thí sinh hình dung được những việc mình cần làm cũng như những gì mình đã có. Chính vì vậy ngay từ bước đầu tiên này, các thí sinh cần phải làm thật chính xác, vẽ hình rõ ràng, lưu ý vẽ hình thoáng, rộng, đường nét không quá sát nhau và đúng chuẩn theo những dữ kiện mà đề bài đã đưa ra. Thêm nữa, bạn cũng nên ký hiệu vào hình vẽ những đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau hay các góc vuông…để sử dụng chúng cho tiện khi tìm cách chứng minh” Thạc sĩ Đỗ Trường Giang giảng viên đang giảng dạy Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ.
Nếu ngay từ bước đầu tiên mà bạn đã vẽ hình không đúng hoặc quá nhỏ sẽ khiến bạn rất khó nhìn, dẫn đến tình trạng bạn khó có thể chứng minh hoặc, bạn cũng sẽ mất thời gian khi phải vẽ lại hình, chứng minh lại từ đầu. Do đó cách tốt nhất là làm thật tốt bước vẽ hình này nhé các teen 2k tham gia Kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.
Sử dụng các giả thiết để chứng minh
Khi đề bài yêu cầu thí sinh chứng minh hình nào thì bạn phải tìm những giải thiết liên quan đến chúng, đặc biệt những tính chất liên quan đến đề bài sử dụng. Sử dụng giả thiết, vận dụng triệt để các giải thiết để suy luận nhanh chóng nhất, và muốn làm được điều này trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 thì teen 2k cần trang bị cho bản thân một hệ thống kiến thức cơ bản và logic và cũng tự đặt ra cho mình một câu hỏi thường trực khi đứng trước giả thiết của mỗi bài toán, đó là:
- Bài toán này cho ta biết điều gì?
- Có mối quan hệ nào giữa giả thiết và kết luận mà chúng ta đưa ra hay không?
- Tìm ra cách giải phù hợp thông qua các kết nối với giả thiết.
Hãy áp dụng phương pháp phản chứng trong bài
Định hướng, vận dụng chứng minh thông qua những dữ kiện đề bài
Theo quan điểm của cô Nguyễn Thị Thu đang giảng dạy văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho rằng, khi đọc một bài toán hình, thí sinh cần liên tưởng ngay đến việc mình có thể áp dụng giả thiết nào để chứng minh, việc bạn phân tích yêu cầu của đề bài để định hướng chứng minh được những phương án có nhiều khả năng đi đến đích nhất.
Mỗi bài toán có rất nhiều biện pháp chứng minh, nhưng không phải cách nào cũng cho kết quả chính xác, do vậy cần nắm vững được kiến thức, các teen nhà mình cũng có thể đặt ra câu hỏi để chứng minh tốt hơn như: Để chứng minh giải thiết này chúng ta cần chứng minh điều gì? Câu hỏi này sẽ giúp các thí sinh vận dụng cũng như kết nối các phương pháp chứng minh với nhau để cho ra một kết quả chính xác nhất và nhanh chóng nhất.
Định hướng, vận dụng chứng minh thông qua những dữ kiện đề bài
Phương pháp tốt nhất để hoàn thành bài tập là phương pháp “Phản chứng”
Theo giảng viên Đặng Nam Anh, đang giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Muốn chứng minh một bài toán hình học, ngoài việc áp dụng triệt để những giả thiết của bài toán, thí sinh cũng cần sử dụng phương pháp chứng minh phản chứng để có thể đưa ra cách chứng minh chính xác nhất.
Ta có 3 bước của bài chứng minh phản chứng cụ thể như sau:
- Bước 1: Phủ định kết luận: Nêu lên các trường hợp trái với kết luận của bài toán.
- Bước 2: Đưa đến mâu thuẫn: Chứng tỏ các trường hợp trên đều dẫn đến mâu thuẫn (mâu thuẫn với giả thiết hoặc mâu thuẫn với các kiến thức đã học).
- Bước 3: Khẳng định kết luận: Vậy kết luận của bài toán là đúng.
Tuy nhiên, trước khi muốn vận dụng bất cứ kiến thức nào teen 2k cũng cần nắm vững được kiến thức cơ bản, cũng như tính chất của chúng thì mới có thể vận dụng linh hoạt được.
Nguồn: THPT Quốc gia