Mùa tuyển sinh 2018 báo hiệu sẽ có nhiều thay đổi trong việc lựa chọn ngành nghề của thí sinh cũng như đào tạo của các trường trong thời cách mạng công nghiệp 4.0.
- Phương pháp tự học tại nhà cho teen 2k hiệu quả nhất
- Phương pháp ôn thi môn ngữ Văn THPT Quốc gia 2018
- “Mòn mỏi” chờ đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018
Kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2018 ngành học nào sẽ lên ngôi?
Ogistics ngành học đang “thèm khát” nguồn nhân lực
Mới đây ĐH Ngoại thương vừa công bố phương án tuyển sinh 2018. Trong đó có hai điểm mới đáng chú ý, đó là tuyển sinh bằng hai phương thức: xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển kết hợp. Phương thức xét tuyển kết hợp dự kiến triển khai trước khi thực hiện phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia. Các thí sinh đăng ký theo phương thức xét tuyển kết hợp nếu không trúng tuyển hoặc không xác nhận nhập học có thể tiếp tục tham gia phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2018. Phương thức xét tuyển kết hợp áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Một điểm mới thứ hai là lần đầu tiên trường tuyển sinh ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế với 100 chỉ tiêu. Bên cạnh đó ĐH Công nghệ giao thông vận tải cũng đang đào tạo ngành Logistics và Vận tải đa phương thức. Với xu thế ngành này hiện đang không có sinh viên để cung cấp cho các công ty của Nhật Bản, doanh nghiệp nước ngoài cũng đang rất thiếu rất nhiều.
Không chỉ có ngành logistics mới phải đối mặt với cơn thèm khát nhân lực mà hiện nay ngành Y Dược nước ta cũng đang từng ngày phải đối mặt với tình trạng “thiếu trước hụt sau”. Để giải quyết vấn đề Bộ Y tế đã giao chỉ tiêu cho các trường Đại học Y Dược TPHCM và Hà Nội trong công tác đào tạo cán bộ, nhân viên ngành Y tế. Nhận thấy tiềm năng cơ hội việc làm khá “màu mỡ” từ mảnh đất ngành Y dược đem lại, nhiều bạn trẻ đã “nhăm nhe” ý định đăng ký vào những ngành học trên để tránh vấn nạn thất nghiệp đang xảy ra ở nhiều ngành nghề có xu hướng bão hòa mạnh như hiện nay.
Để đạt được kết quả tốt giáo dục nước ta cần thay đổi phương pháp giảng dạy
Cần “cải tổ” phương thức đào tạo
Mới đây trên thông tin tuyển sinh ông Nguyễn Phong Điền chia sẻ: trong thời kỳ 4.0 thì phương pháp, công nghệ mới phải được đưa vào sớm trong trường học để dần xóa bỏ những mô hình học tập theo kiểu truyền thống vì sẽ khó đem đến kết quả như mong muốn. Tốt nhất là nên chuyển sang phương pháp dạy hỗn hợp sinh viên sẽ có 30% học phần đào tạo online, còn 70% là đào tạo trên lớp để giúp sinh viên thuận lợi hơn và giảng viên có thể làm việc ở bất kỳ đâu, không nhất thiết phải lên lớp. Với mục đích giảm tải cho các thầy mà vẫn đảm bảo chất lượng. Quan trọng hơn trong thời kỳ 4.0 rồi thì phương pháp, công nghệ mới phải được đưa vào sớm trong trường học.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng sẽ không phó mặc hoàn toàn cho sinh viên mà phải có phần tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Cũng theo ông Điền, các trường ĐH lớn trên thế giới đang sử dụng hình thức đào tạo hỗn hợp này. Trường sẽ triển khai thí điểm vào học kỳ hè 2018. Sau đó đánh giá tác động, hiệu quả và triển khai đại trà. Bên cạnh đó, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng sẽ đổi mới đào tạo ngoại ngữ.
Dự kiến sẽ có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo vào quá trình đào tạo này. Ông Điền cho biết, theo thống kê của trường trong hai năm 2016, 2017 được đăng trên góc sinh viên cho thấy, đầu vào của trường chiếm 50% trong tổng số 5% thí sinh có điểm cao nhất toàn miền Bắc. Song đáng ngạc nhiên là trình độ ngoại ngữ của sinh viên lại ở mức trung bình yếu. Có sinh viên của trường thi tới 12 lần không đạt TOEIC 450 điểm. Nhìn nhận bức tranh tổng quan chung có thể thấy việc cải tổ phương pháp giáo dục, đào tạo là điều hết sức cần thiết trong thời buổi 4.0.
Nguồn: Thptquocgia.org