Hướng dẫn các bước làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý

Trong đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia, phần nghị luận xã hội là một trong những phần quan trọng, để lấy điểm cao thí sinh cần nắm được một số phương pháp làm sau đây.

Hướng dẫn các bước làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý

Một số dạng câu hỏi nghị luận xã hội thường gặp

Trong đề thi môn Ngữ Văn Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020, phần làm văn là một trong những phần khiến nhiều thí sinh e ngại và dễ mất điểm nếu không nắm rõ cách viết. Phần này thường có 2 câu, trong đó có yêu cầu viết một đoạn văn ngắn nghị luận xã hội khoảng. Đối với câu này có hai dạng câu hỏi về tư tưởng, đạo lý đó là:

  • Đề gián tiếp: Dạng đề này thường đưa ra một đoạn văn trích dẫn, một câu nói hoặc một câu chuyện rồi yêu cầu thí sinh luận bàn, từ đó rút ra tư tưởng, đạo lý. Để làm tốt dạng này yêu cầu thí sinh đọc kỹ đề để xác định được vấn đề cần nghị luận. Ví dụ một câu dạng đề này như: Cho câu danh ngôn “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường”, anh/chị hãy bàn về câu nói này…
  • Đề trực tiếp: Dạng đề này thường đi trực tiếp vào vấn đề, thí sinh có thể dễ dàng nhận thấy ngay, chẳng hạn như bàn về sự vô cảm, lòng dũng cảm, sự thành công…

Để đạt được điểm cao môn học này các thí sinh cần hiểu rõ về dạng đề cũng như cách triển khai các ý tưởng, đảm bảo các dạng đề đều không bị xót ý.

Hướng dẫn các bước làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý

Theo chia sẻ của giảng viên Trường THPT Sài Gòn Để đạt điểm cao trong phần nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý các thí sinh cần chú ý các bước làm bài như sau:

Hướng dẫn các bước làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý

Mở bài

Thí sinh có thể mở bài bằng nhiều cách như: mở bài trực tiếp đi thẳng vào vấn đề, mở bài gián tiếp bằng danh ngôn, tục ngữ… phần mở bài thí sinh cần nêu được cái nhìn tổng quát mà đề bài yêu cầu rồi mở ra hướng giải quyết để triển khai ở phần thân bài. Ví dụ đề bài có câu hỏi:  “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường”

Thí sinh có thể tham khảo mở bài như sau: Trong cuộc sống, thất bại hay thành công chỉ cách nhau một gang tấc. Nó phụ thuộc vào ý chí, vào tinh thần cũng như lòng kiên định của mỗi người. Pauline Kael từng nói “Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường”. Câu nói về ý chí đó cứ thổn thức trong tâm trí tôi, như trở thành một kim chỉ nan, một triết lý sống giúp tôi vượt qua mọi thách thức, khó khăn…

Thân bài

  • Đầu tiên thí sinh cần giải thích tư tưởng, đạo lý và đưa ra vấn đề cần bàn luận: Thí sinh cần giải thích được nghĩa của những từ ngữ trọng tâm trong đề cho, sau đó giải thích cả câu nói (giải thích từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng) rồi rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý đó. Thí sinh cần nêu cả quan điểm của tác giả được thể hiện như thế nào qua câu nói (trường hợp đề bài có tư tưởng, đạo lý thể hiện qua câu danh ngôn, tục ngữ…)
  • Tiếp theo thí sinh bàn luận tư tưởng đạo lý mà đề yêu cầu: Thí sinh bàn luận về tính đúng đắn, chính xác, mức độ sâu sắc của tư tưởng đạo lý. Để làm tốt phần này, thí sinh nên sử dụng phương pháp chứng minh, đưa dẫn chứng trong thực tế để chứng minh.
  • Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lý đó: Thí sinh hãy tự đặt ra câu hỏi và trả lời: tư tưởng đạo lý đó đã đầy đủ và toàn diện chưa, có điều gì cần bổ sung, nó có đúng trong bối cảnh xã hội ngày nay? Thí sinh cần có lập trường vững vàng, đưa ra suy nghĩ riêng của bản thân, miễn là có lý, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lý. Sau đó thí sinh rút ra bài học cho bản thân và hành động trong cuộc sống: Bài học cần chân thành, tránh chung chung, trừu tượng, hão huyền, không thực tế.

Kết bài

Cuối cùng phần kết bài thí sinh khái quát lại ngắn gọn tư tưởng, đạo lý đó, phát triển, liên tưởng, nâng cao vấn đề, khoảng 2 -3 dòng là đủ, không nên quá dài dòng.

Trên đây là một số lưu ý khi làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý các bạn trẻ có thể tham khảo và nắm được cách làm bài hiệu quả cho mình.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *