Chỉ cần nắm chắc dàn ý này, các câu nghị luận xã hội trong đề thi Ngữ Văn thpt quốc gia sẽ đều được giải quyết trong tích tắc.
- Làm văn Nghị luận xã hội không nên bỏ qua điều này
- Kinh nghiệm làm bài văn Nghị luận xã hội trong 30 phút.
- 6 phương pháp ôn thi khối C hiệu quả
Dàn ý chuẩn cho câu nghị luận xã hội khi ôn thi Văn thpt quốc gia
Dàn ý chuẩn cho câu nghị luận xã hội khi ôn thi Văn thpt quốc gia.
Để làm tốt câu hỏi nghị luận xã hội với nhiều dạng đề như nghị luận về tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống là một điều không phải dễ dàng…
Có nhiều thí sinh còn cho rằng, bài nghị luận chỉ cần chém gió với những dẫn chứng đời sống là được. Nhưng làm sao để làm đúng và làm chuẩn, trúng vấn đề , vừa đảm bảo cấu trúc, vửa đủ ý thuyết phục giám khảo? Hãy thuộc lòng dàn ý dưới đây để hạ gục mọi bài nghị luận xã hội. Hoặc thí sinh cũng có thể xem thêm hướng dẫn chi tiết các bước làm văn nghị luận xã hội 12 đạt điểm cao.
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề, nêu nhận định chung về vấn đề, hiện tượng
Lưu ý: nên trích dẫn luôn câu nói, vấn đề nghị luận trong phần mở bài
II. Thân bài
- giải thích vấn đề (từ khó, hiện tượng) => rút ra ý nghĩa chung
- cho ví dụ về vấn đề nghị luận
Nêu nguyên nhân, kết quả của vấn đề ( vì đâu dẫn đến vấn đề đó, kết quả đạt đc là gì )
Nhận định của bản thân ( đúng, sai, tốt, xấu… Ko nên đưa ra quan điểm quá cụ thể như đề văn năm ngoái vừa đúng vừa sai)
Cách nhìn khác( hướng phát triển trong tương lai, hay mặt hạn chế,…. Cho ví dụ)
III. Kết bài.
Rút ra bài học cho bản thân
Một số dạng bài có thể ra trong câu nghị luận xã hội ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2017
Trình bày quan điểm về một ý kiến, một hiện tượng tốt hoặc xấu. Ở dạng câu hỏi này, thí sinh cần triển khai theo bố cục gồm 3 phần:
- + Giới thiệu (trực tiếp hoặc gián tiếp);
- + Triển khai: giải thích, phân tích, chứng minh (mặt đúng/mặt ảnh hưởng tích cực), phê phán, bác bỏ, chứng minh (mặt sai/mặt ảnh hưởng tiêu cực), tìm nguyên nhân (do đâu mà có vấn đề/hiện tượng), bàn về giải pháp (nhân rộng nếu là mặt tốt/khắc phục nếu là mặt xấu…)…;
- + Kết luận (ý nghĩa vấn đề, bài học nhận thức/hành động của bản thân…).
Nghị luận về một văn bản (câu chuyện, bài báo…). Trước tiên thí sinh cần xác định rõ nội dung câu hỏi và ý kiến chính có trong văn bản đó bởi chỉ cần xác định sai đề tài nghị luận thí sinh sẽ hoàn toàn bị lạc đề.
Nghị luận về một hình tượng nhân vật. Để làm tốt dạng này, thí sinh nên chia theo nguyên tắc: 1/3 dung lượng bài làm bàn đến nhân vật trong tác phẩm, 2/3 bàn liên hệ xã hội của vấn đề.
Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp thí sinh trình bày tốt bài thi Ngữ Văn thpt quốc gia sắp tới.
(Nguồn: thptquocgia.org)
Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội.