Phương án tuyển sinh Đại học Cao đẳng và kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đang là chủ đề được các đại biểu quốc hội đưa ra chất vấn và nhận xét trong những ngày họp quốc hội vừa qua.
- Đề thi THPT quốc gia 2017 – Đảm bảo khác nhau 80%
- Dạy và học cho kỳ thi THPT quốc gia: Cần đổi mới ngay từ đầu năm học
- Bộ GD&ĐT chỉ định – hướng dẫn giáo viên soạn đề thi trắc nghiệm.
- Cập nhật thông tin mới nhất về kỳ thi năm 2017
- Thi THPT quốc gia 2017: Thí sinh tự do có thể thi riêng
Đại biểu quốc hội đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét lại phương án thi THPT quốc gia.
Trong buổi thảo luận tại phiên họp, trước khi nghe Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trình bày sau đó là những ý kiến của các đại biểu quốc hội đã có nhiều ý kiến xoáy quanh vấn đề thi THPT quốc gia như việc cần pahri xem xét lại việc thí sinh phải lựa chọn và bài của 1 trong hai ban hoặc Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội, đây là những câu hỏi được đại biểu Nguyễn Thị Phúc của đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đặt ra. Theo bà Phúc trong một buổi thi của kỳ thi, các môn thi trong các ban này thực chất chưa phải là dạng tích hợp liên môn mà chỉ là sự ghép riêng biệt của các môn học vào. Ví như đối với Ban Khoa học tự nhiên thí sinh phải thi 3 môn riêng biệt là Hóa, Lý, Sinh trong một buổi thi. Do đó lượng kiến thức của cả 3 môn này được trang bị là rất lớn mà thí sinh phải tập chung thi trong một buổi. Điều đó theo bà sẽ gây áp lực cho các thí sinh và khả năng tập chung vì luôn phải chạy đua với thời gian làm bài trắc nghiệm.
Ngoài ra đại biểu Nguyễn Thị Phúc cũng đưa ra những kiến nghị đối với ngành giáo dục trong giai đoạn này cần sự chung tay giúp đỡ của các cấp, các ngành tập chung hơn nữa trong việc đầu tư về cơ sở vật chất như phòng thí nghiệm và phòng nghiên cứu khoa học và trang thiết bị học tập để phục vụ công tác giảng dạy và học tập. Hơn nữa theo bà Dung Bộ cần đưa thêm các dự án và chương trình đào tọa đội ngũ cán bộ giảng việ trong ngành để tham gia tập huấn, tiếp cận với nền giáo dục của các nước tiên tiến. Như vậy phương thức dạy học mới thực sự hiệu quả và chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Và suy cho cùng các kì thi quốc gia cũng chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả và chất lượng giáo dục.
Trong khi đó đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai thuộc đoàn Trà Vinh lại đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ động quán triệt toàn ngành phương án đổi mới kỳ thi nhằm làm yên lòng giáo viên, phụ huynh và học sinh. Ngoài ra Bộ cũng phải lường trước được hết các kết quả không như ý muốn bởi lâu nay vẫn quen kiểu thi nào học đó.
Lam hạ (theo thptquocgia.org)