Những vụ việc học sinh tìm đến cái chết bằng cách tự tử trong thời gian gần đây chỉ là giọt nước tràn ly báo động tình trạng áp lực học tập, thi cử từ trước đến nay.
- Trường đầu tiên thông báo tuyển sinh lớp 10 năm 2018
- Bao giờ phát Hồ sơ thi thpt quốc gia năm 2018
- Thêm 3 ngành mới trong mùa tuyển sinh năm 2018
Báo động tình trạng học sinh tự tử vì thiếu ngủ, áp lực học tập gia tăng
Theo các tin tức giáo dục mới nhất thì trong Báo cáo kết quả thực hiện y tế trường học giai đoạn 2011 – 2017 tại Hội nghị đánh giá thực trạng y tế trường học do Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức cho biết hiện nay, con số học sinh có ý định tự tử gia tăng cao đến 17%. Trên thực tế, đã có rất nhiều sự việc đáng tiếc xảy với các em học sinh vốn hiền lành, chăm chỉ, có thành tích học tập xuất sắc, thường ngày các em vẫn đến trường, vẫn chơi đùa và làm theo lời khuyên của cha mẹ mà không hề có bất cứ biểu hiện gì tiêu cực, chỉ đến khi các em tìm đến cái chết thì mọi chuyện mới vỡ lẽ. Một số chuyên gia tâm lý nhận định, ngày nay có nhiều học sinh sống vì mục tiêu “vào trường tốt, có công việc ổn định, lập gia đình và sinh con” theo mong muốn của cha mẹ nên dễ sinh mệt mỏi.
Nỗi đau tăng dần theo những con số
Mới đây nhất, ngày 2/1/2018, nữ sinh tại Trường THCS Tâm Lâm (Hà Tĩnh) mới chỉ 12 tuổi đã tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tự tử và để lại bức thư tuyệt mệnh viết bằng chữ tiếng Anh và tiếng Việt gửi lời xin lỗi đến bạn bè, gia đình khiến ai nấy đều cảm thấy xót xa. Nguyên nhân của sự việc được cho là vì trước đó em có bị cha mắng vì để kết quả học tập giảm sút và giáo viên đã phản ánh với gia đình. Trường hợp của em chỉ là một trong số rất nhiều các vụ tự tử vì áp lực học tập, đòi hỏi con cái phải thật giỏi giang, điểm cao, thi đỗ khiến cho các em không chịu được, không tìm được lối thoát nào cho bản thân và dẫn đến các sự việc đau lòng.
Xem thêm: Bỏ túi 4 bước làm bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2018
Nỗi đau tăng dần theo những con số
Trước đó, hàng loạt vụ việc liên quan học sinh tự tử vì bị nghi làm mất tiền quỹ lớp, bị bạn bè ghép ảnh nhạy cảm đăng lên mạng, thi trượt đại học, thất tình…dấy lên hồi chuông báo động về tình trạng học sinh tự tử áp lực học tập, kêu cứu vì thiếu ngủ gia tăng. Là người quan tâm đến tâm lý của giới trẻ, Chuyên gia tâm lý Lại Thị Hằng (công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho rằng: Với suy nghĩ non nớt của những đứa trẻ chưa đủ tuổi trưởng thành thì các em chỉ chăm chú vào thất bại và cảm thấy chán nản, nghĩ rằng cuộc đời mình như thế là mất hết, chỉ cần bị điểm kém hay một cú sốc tâm lý nào đó, kết quả học tập giảm sút cũng đủ khiến các em cảm thấy bản thân bị tụt dốc, những lúc này nếu như không nhận được sự quan tâm, động viên từ gia đình, thầy cô thì sự việc sẽ càng tồi tệ, đáng nguy hiểm hơn là khi nhận lời khiển trách trong khoảng thời gian này sẽ khiến cho áp lực của các em tăng lên cao và dẫn đến những sự việc đau lòng”.
Tình trạng học sinh thiếu ngủ, áp lực vì học tập gia tăng
Sau khi học kỳ I năm học 2017 – 2018 kết thúc, một cuộc điều tra đơn giản về các mong ước của học sinh được thực hiện và kết quả cho thấy có rất nhiều em học sinh chỉ có một mong ước đơn giản là được ngủ thỏa thích mà không phải đau đầu vì bài vở. “Thời gian vừa qua em đã dành toàn bộ thời gian cho việc học tập, em sợ nếu mình không chuẩn bị bài kỹ thì sẽ bị điểm kém và kết quả học tập giảm sút, vì bản thân là học sinh cuối cấp, sắp bước vào kỳ thi THPT Quốc gia quan trọng nên cũng cần phải cố gắng hơn rất nhiều, cái khó khắn nhất chính là không ngủ đủ giấc nên người lúc nào cũng cảm thấy rất mệt.” – Nguyễn Minh Phương (học sinh lớp 12 tại Hà Nội) chia sẻ.
Tình trạng học sinh thiếu ngủ, áp lực vì học tập gia tăng
Khảo sát của đề tài về tình trạng quá tải và thiếu ngủ của học sinh được thực hiện bởi 2 em học sinh trường THPT Gia Định với hơn 7.000 học sinh THPT trên địa bàn thành phố thì cứ 5 học sinh thì có 4 em gặp khó khăn trong việc tập trung trên lớp do ảnh hưởng trực tiếp từ giấc ngủ. Có 44,1% học sinh không ngủ trưa, hơn 50% học sinh đi ngủ sau 23h và thức dậy trước 5h30 sáng. Qua đó có thể thấy rằng, “giấc ngủ” của học sinh đang bị “đánh cắp” một cách nghiêm trọng và đáng báo động.
Nguồn: thptquocgia.org