Hiện nay tình trạng sinh viên “tốt nghiệp là thất nghiệp” không hiếm gặp ở tất cả các ngành nghề. Vậy những lý do nào khiến thực trạng này vẫn diễn ra trong khi một số ngành còn đang thiếu nhân lực rất lớn?
- Khi chọn ngành nghề các sĩ tử thường mắc phải sai lầm gì?
- Bí quyết đạt điểm cao phần Nghị luận Văn học trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
- Các dạng bài tập Toán hay gặp trong đề thi THPT quốc gia để lấy điểm 9,10
Những lí do khiến sinh viên tốt nghiệp là thất nghiệp
Con số sinh viên thất nghiệp vẫn tăng dần qua các năm đã để lại hệ lụy không hề nhỏ ở nhiều ban ngành. Có rất nhiều nguyên nhân khiến con số này tăng như cơ chế thị trường, sinh viên làm việc không có năng lực,… nhưng điều đáng lo ngại nhất là tình trạng sinh viên tốt nghiệp tràn lan nhưng một số ngành còn đang thiếu nhân lực chưa thể tìm được người tài.
Sinh viên thất nghiệp do chọn nghề nghiệp không phù hợp
Tình trạng thất nghiệp do chọn nghề nghiệp không phù hợp có lẽ là trở ngại lớn nhất khiến sinh viên khó xin được được việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo ban nguồn thông tin tuyển sinh năm 2020 cập nhật thông tin, đã có rất em học sinh trung học phổ thông đã không có được sự chủ động trong việc tìm hiểu về những ngành nghề một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng trong khoảng thời gian lựa chọn ngành nghề, thậm chí có rất nhiều bạn trẻ chọn theo xu hướng, theo sở thích của bố mẹ nên khi bước vào quá trình học không có sự đam mê, nỗ lực, phấn đấu. Đây là một trong các hệ lụy khiến các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp thường không có đầy đủ các kỹ năng chuyên sâu và khó đáp ứng được các nhu cầu tuyển dụng và không tìm được công việc xứng đáng.
Do đó, để có đủ những hành trang và chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của mình, ngay từ bây giờ các bạn học sinh THPT cần phải sớm có định hướng học tập và làm việc theo đúng sở trường và đam mê của mình. Có như vậy khi ra trường bạn mới có được những kiến thức tốt nhất, có sự tự tin phát huy đúng sở trường của mình, tự tin đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Không có ý thức phấn đấu cố gắng vươn lên trong học tập
Hiện nay thực trạng các sinh viên không có ý thức phấn đấu tự tìm tòi học hỏi chiếm một con số lớn trong các trường Đại học, Cao đẳng. Thực tế phương pháp giảng dạy truyền thống đã có phần lạc hậu và không còn hiệu quả không thể áp dụng vào chương trình đào tạo ở môi trường Cao đẳng, Đại học. Bởi hiện tại các thầy cô giáo viên chỉ dẫn chỉ là người chỉ dẫn, định hướng và tạo sự chủ động học tập và nghiên cứu cho sinh viên. Do vậy, sinh viên cần nâng cao tinh thần tự giác học tập, năng lực tư duy độc lập, chủ động và sáng tạo. Đặc biệt với các sinh viên theo học khối ngành Y Dược, việc tự học tập rèn luyện thông qua các buổi thực hành sẽ giúp bản thân có thể tự tích lũy kiến thức mà trong nhiều giáo trình sách vở không hề có. Do đó nếu không muốn gặp phải tình trạng thất nghiệp và mong muốn được các nhà tuyển dụng hài lòng thì cần có ý thức phấn đấu học hỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường.
Nhiều sinh viên ra trường còn thiếu các kĩ năng làm việc
Sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng mềm
Hiện nay thực trạng sinh viên tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn nhưng không có kỹ năng mềm khá lớn. Nhiều bạn sinh viên còn nhận định chúng không hề quan trọng mà không biết rằng đây là yếu tố mà hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng chú ý. Bởi vì, với mọi nhà tuyển dụng thì ấn tượng đầu tiên của họ về bạn không phải là từ những bộ hồ sơ, CV khủng mà nằm ở chính trong buổi trả lời phỏng vấn xin việc. Với kỹ năng mềm và khả năng tương tác và truyền tải thông tin của bản thân tốt thì cơ hội sẽ luôn là rất lớn cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Ngoài các yếu tố trên thì còn rất nhiều nguyên do khiến các bạn trẻ thất nghiệp khi ra trường như chọn những ngành học không có tương lai, không chọn cho mình một địa chỉ thực tập uy tín,… Vì thế khi còn đang ngồi trên ghế và còn nhiều thời gian chuẩn bị cho Kì thi THPT Quốc gia năm 2020 thì các bạn trẻ nên tự lập cho mình một kế hoạch học tập, chọn lựa ngành nghề, địa chỉ học tốt và xây dựng cho mình những kĩ năng để đảm bảo tốt nhất những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Nguồn: thptquocgia.org