Ngày cuối cùng đăng ký nguyện vọng Cao đẳng, Đại học năm 2018

Hôm nay là ngày cuối cùng đăng ký nguyện vọng đối với các thí sinh đăng ký thi THPT Quốc gia và xét tuyển Đại học, Cao đẳng năm 2018.

Ngày cuối cùng đăng ký nguyện vọng Cao đẳng, Đại học năm 2018

Ngày cuối cùng đăng ký nguyện vọng Cao đẳng, Đại học năm 2018

Theo thông tin tuyển sinh cho biết, tại nhiều trường cho thấy đa số học sinh đăng ký 7-8 nguyện vọng, có những thí sinh đăng ký lên đến 25 nguyện vọng.

Nhiều thí sinh đăng ký cả hai tổ hợp

Tại Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), Cô Nguyễn Thị Nhiếp – hiệu trưởng Nhà trường cho biết, tỉ lệ đăng ký bài thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tại trường là 50/50, có khoảng 20 thí sinh đăng ký cả hai bài thi tổ hợp.

Tương tự, ở Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) có ba thí sinh chọn thi cả hai tổ hợp. Trong đó một tổ hợp dùng để xét tuyển vào ĐH và một tổ hợp có thể bảo đảm chắc chắn đậu tốt nghiệp THPT.

Thầy Trần Hữu Hòa, phó hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie, cho biết: “Vẫn biết thi cả hai tổ hợp rất vất vả, nhưng học sinh có lý do riêng của các em. Có em cần lấy điểm vật lý để xét tuyển vào ĐH theo khối A1 nhưng lại không tự tin môn hóa và sinh. Thế là phải đăng ký thi thêm tổ hợp khoa học xã hội để bảo đảm đậu tốt nghiệp”.

Với những trường hợp đăng ký hai tổ hợp, ông Trần Văn Nghĩa – cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT – lưu ý nhà trường cần phổ biến kỹ: đối với học sinh chưa tốt nghiệp THPT (đang học lớp 12) nếu đã đăng ký hai bài thi tổ hợp phải làm trọn vẹn cả hai bài thi này, không được bỏ một trong hai bài thi đã đăng ký: “Trường hợp đã đăng ký thi cả hai bài thi tổ hợp nhưng chỉ dự thi một bài, bỏ một bài thì thí sinh sẽ bị xem là phạm quy, không được xét tốt nghiệp”.

Số lượng thí sinh đăng ký tổ hợp khoa học tự nhiên nhỉnh hơn

Số lượng thí sinh đăng ký tổ hợp khoa học tự nhiên nhỉnh hơn

Số lượng thí sinh đăng ký tổ hợp khoa học tự nhiên nhỉnh hơn

Ở Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM), chỉ 86 thí sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội và hơn 500 học sinh chọn tổ hợp khoa học tự nhiên. Trường THPT Thanh Đa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có 200 học sinh chọn khoa học tự nhiên và 183 em chọn khoa học xã hội. Tại Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), số học sinh chọn khoa học xã hội chiếm 43,66%.

Tại Hà Nội, cô Ngô Thị Thành – phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – cho biết đầu năm học trường đã làm việc với cha mẹ học sinh, khảo sát để nắm nguyện vọng, trên cơ sở đó điều chỉnh phân lớp để các em có điều kiện tập trung các môn sẽ thi.

Trường này có 138 học sinh đăng ký bài thi khoa học tự nhiên, 95 học sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội. Tuy nhiên, cũng có trường học sinh đăng ký bài khoa học xã hội cao hơn khoa học tự nhiên, như Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) với 245 học sinh đăng ký trong tổng số 410 học sinh.

Thí sinh đăng ký cao nhất 25 nguyện vọng

Thí sinh đăng ký cao nhất 25 nguyện vọng

Thí sinh đăng ký cao nhất 25 nguyện vọng

Tại Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) có học sinh đăng ký tới 25 nguyện vọng. Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) cũng có học sinh đăng ký 17 nguyện vọng.

Một thí sinh dự thi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 và xét tuyển Đại học, Cao đẳng chia sẻ: “Em đăng ký 23 nguyện vọng vào ĐH với bảy ngành nghề của 9 trường ĐH. Quy chế tuyển sinh vào ĐH cho phép thí sinh tự do đăng ký thì em cứ đăng ký thôi”.

Còn một học sinh Trường THPT Thăng Long (Hà Nội) đăng ký 17 nguyện vọng cho biết: “Em chủ yếu đăng ký vào ngành luật và khối ngành kinh tế. Tuy nhiều nguyện vọng, nhưng việc lựa chọn ngành học vẫn tập trung”.

Thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT

Bên cạnh việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển Cao đẳng, Đại học bằng điểm thi THPT thì cũng rất nhiều thí sinh tìm hiểu và lựa chọn thêm cho mình phương thức xét tuyển đầu vào các ngành Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, kế toán, công nghệ thông tin,… bằng học bạ THPT tại các trường tổ chức tuyển sinh bằng phương thức xét học bạ.

Việc đăng ký nhiều nguyện vọng cũng như lựa chọn nhiều phương thức xét tuyển sẽ mang lại cho các thí sinh nhiều cơ hội học tập hơn. Nhưng bên cạnh đó, thí sinh cần lưu ý kỹ trong khi chọn ngành, chọn nghề. Tránh tình trạng chọn tràn lan mà không có xác định cụ thể về định hướng trong tương lai cũng như sở thích, khả năng của bản thân.

Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *