Ngay từ bây giờ, các học sinh 2004 cần lưu ý những hình thức xét tuyển và các cột mốc quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2022 đạt kết quả tốt.
- Trường Đại học Sư phạm TPHCM thông báo xét tuyển bổ sung năm 2021
- Điểm chuẩn ĐGNL đợt 2/2021 Trường Đại học Công nghệ TPHCM
- Tuyển sinh đợt 2 Đại học Y tế Công Cộng năm 2021
Tuyển sinh đại học 2022: Những điều thí sinh cần lưu ý ngay từ bây giờ
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chịu nhiều ảnh hưởng, nội dung đề thi thay đổi, điểm chuẩn đại học tăng vọt khiến cho nhiều thí sinh rơi vào tình trạng dù điểm cao nhưng vẫn không trúng tuyển vào trường mà bản thân mong muốn.
Nhằm mở rộng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, hiện nay các trường đại học đã áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau như: xét học bạ THPT, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực, xét chứng chỉ ngoại ngữ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Vì chủ quan mà nhiều thí sinh đã lỡ mất những cơ hội này. Để không bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển vào đại học, ngay từ bây giờ các em học sinh lớp 12 cần lưu ý để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Xét tuyển đại học bằng học bạ THPT
Bên cạnh phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia, nhiều trường đại học cũng mở rộng cho thí sinh thêm một cánh cửa mới đó là xét học bạ Trung học phổ thông. Có nhiều cách tính điểm tuyển sinh đại học ở phương thức này như:
- Xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn;
- Xét tuyển dựa vào kết quả học tập 3 năm lớp 10, 11, 12;
- Xét tổng điểm 5 học kỳ.
Các trường cũng có thể sẽ xét thêm các tiêu chí như: Học lực lớp 12 xếp loại Giỏi, điểm xét tốt nghiệp Trung học phổ thông phải đạt mức tối thiếu mà trường/ ngành đưa ra.
Thời gian xét tuyển học bạ của các trường thường được xác định ngay sau khi học kỳ 2 kết thúc, một số trường nhận học bạ ngay sau khi kết thúc học kỳ 1. Các this sinh cần thường xuyên theo dõi các thông tin từ phía trường đại học để nắm được chính xác thời gian.
Phương thức xét học bạ được nhiều trường áp dụng
Kỳ thi Đánh giá Năng lực (ĐGNL)
Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức bởi Đại học Quốc gia nhằm đa dạng hóa phương thức tuyển sinh. Các thí sinh tham dự kỳ thi này sẽ tiến hành làm một bài thi tổ hợp gồm nhiều môn với 120 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 150 phút. Hiện nay có không ít trường trường đại học phía Nam đã dùng kết quả của kỳ thi này để tăng thêm phương thức xét tuyển đại học cho thí sinh, mở rộng cơ hội trúng tuyển.
Theo như các năm trước, kỳ thi đánh giá năng lực thường sẽ được chia thành 2 đợt, 1 đợt trước kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia (thường diễn ra vào tháng 3) và 1 đợt sau kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia. Tuy nhiên, vì dịch bệnh nên 2 năm qua, Đại học Quốc gia TPHCM chỉ tổ chức mỗi năm một đợt thi.
Ngoài kỳ thi trên, một số đại học cũng đã tổ chức kỳ thi Đánh giá Năng lực riêng như Đại học Quốc gia Hà Nội (kết quả được sử dụng để xét tuyển vào các trường thành viên), trường Đại học Quốc tế, trường Đại học Sư phạm TP.HCM…
Kỳ thi đánh giá năng lực
Xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ quốc tế
Các chứng chỉ quốc tế phổ biến hiện nay được nhiều trường bổ sung vào phương thức xét tuyển ĐH như IELTS, TOEIC, TOFLE, SAT… Đây cũng là một trong những cánh cửa giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học yêu thích mà không cần phải quá phụ thuộc vào điểm thi đại học.
Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT
Đây là phương thức tuyển sinh phổ biến nhất. Ngoài ra hiện nay một số trường cao đẳng xét tuyển thẳng thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, chẳng hạn như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT và đăng ký hợp lệ là trúng tuyển vào các ngành Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Hộ sinh, Kỹ thuật Vật lý trị liệu và PHCN.
Trên đây là những thông tin thí sinh cần lưu ý để có sự chủ động cho kỳ thi tuyển sinh năm 2022.
Nguồn: Thptquocgia.org tổng hợp.