Trước khi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển đổi thành Đại học Bách khoa Hà Nội thì trên cả nước ta chỉ mới có 5 đơn vị giáo dục là Đại học.
- 5 trường Đại học lên kế hoạch chuyển đổi lên Đại học
- Kỳ thi riêng năm 2023 đáp ứng đặc thù tuyển sinh Công an nhân dân
- Đại học Quốc Gia Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi Olympic bậc THPT năm 2023 như thế nào?
Tin tức từ ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Pasteur, trước khi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội, cả nước chỉ có 5 đại học, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng với 5 Đại học này thực chất chỉ là liên hiệp các trường đại học chuyên ngành
Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến.
ĐHQGHN có 9 Trường Đại học thành viên bao gồm
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Trường Đại học Ngoại ngữ
- Trường Đại học Công nghệ
- Trường Đại học Kinh tế
- Trường Đại học Giáo dục
- Trường Đại học Việt Nhật
- Trường Đại học Y Dược
- Trường Đại học Luật
Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội còn có các khoa, trung tâm đào tạo trực thuộc và các viện nghiên cứu khoa học thành viên và trực thuộc khác.
Đại học Quốc gia TPHCM thành lập vào năm 1995, là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Đại học Quốc gia TPHCM có tổng cộng 7 Trường Đại học thành viên, bao gồm:
- Trường Đại học Bách khoa TPHCM
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Trường Đại học Quốc tế
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin
- Trường Đại học Kinh tế – Luật
- Trường Đại học An Giang
Đại học Quốc gia TPHCM còn có 1 viện nghiên cứu là Viện Môi trường và Tài nguyên và 2 khoa trực thuộc là Khoa Y, Khoa Chính trị – Hành chính và các phân hiệu, đơn vị trực thuộc khác.
Đại học Thái Nguyên thành lập vào năm 1994. ĐHTN có mô hình đầy đủ của một đại học vùng, đa cấp, đa ngành bao gồm: các đơn vị quản lý, các đơn vị đào tạo, các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị phục vụ đào tạo.
Đại học Thái Nguyên có tổng cộng 11 đơn vị đào tạo
- Trường Đại học Sư phạm
- Trường Đại học Y – Dược
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Nông Lâm
- Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
- Trường Đại học Khoa học
- Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
- Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật
- Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai
- Trường Ngoại ngữ
- Khoa Quốc tế
Đại học Thái Nguyên cũng có 1 đơn vị nghiên cứu là Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa và 7 đơn vị phục vụ đào tạo khác.
Đại học Huế tiền thân là Viện Đại học Huế, được thành lập vào năm 1957 và được tổ chức, sắp xếp lại thành Đại học Huế vào năm 1994
Đại học Huế bao gồm 9 đơn vị thành viên là
- Trường Đại học Khoa học
- Trường Đại học Sư phạm
- Trường Đại học Y Dược
- Trường Đại học Nông lâm
- Trường Đại học Nghệ thuật
- Trường Đại học Kinh tế
- Trường Đại học Ngoại ngữ
- Trường Đại học Luật
- Viện Công nghệ Sinh học
- Trường Du lịch
Trường Đại học Huế cũng có các khoa trực thuộc khác, phân hiệu tại tỉnh Quảng Trị, trung tâm, viện đào tạo, nghiên cứu, phục vụ đào tạo và nhà xuất bản.
Đại học Đà Nẵng thành lập vào năm 1994, là một trong những Trường Đại học vùng trọng điểm Quốc gia, đa lĩnh vực, đa ngành, đa cấp độ quản lý.
Đại học Đà Nẵng gồm 6 Trường Đại học thành viên
- Trường ĐH Bách khoa
- Trường ĐH Kinh tế
- Trường ĐH Sư phạm
- Trường ĐH Ngoại ngữ
- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật
- Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn
Đại học Đà Nẵng cũng có 8 đơn vị đào tạo trực thuộc khác là các phân hiệu, khoa, viện đào tạo, nghiên cứu…
Tổng hợp bởi: Kỳ thi THPT Quốc gia