Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố tỉ lệ chọi vào lớp 10 THPT công lập, theo đó nhiều trường có tỉ lệ thí sinh đăng ký cao gấp 2-3 lần chỉ tiêu.
- Làm thế nào để tránh bị điểm liệt môn Toán THPT Quốc gia
- Sinh viên sẽ phải “vắt kiệt sức” thi theo học những trường Đại học này!
- Top 10 Trường Đại học có mức học phí “khủng” dành cho con nhà giàu
Tỷ lệ chọi vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội ở mức cao
Nỗi ám ảnh mang tên “tỷ lệ chọi” không chỉ khiến các thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 lo sợ mà còn gây ra những áp lực không nhỏ cho thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại Hà Nội.
Tỷ lệ đăng ký dự thi cao gấp 2-3 lần chỉ tiêu tuyển sinh
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 đã bước vào thời kỳ nước rút, không khí trước giờ thi tại Hà Nội đang trở nên vô cùng căng thẳng bởi nỗi lo “tỷ lệ chọi” vào lớp 10 THPT công lập. Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trên toàn địa bàn Hà Nội là 63.050 nhưng có tới 94.960 học sinh đăng ký nguyện vọng 1 và 89.602 học sinh đăng ký nguyện vọng 2.
Theo số liệu Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố, năm 2018 khoảng hơn 20 trường trong số 110 trường THPT công lập tại Hà Nội có tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi cao gấp 2-3 lần chỉ tiêu tuyển sinh. Điển hình là các trường: THPT Cầu Giấy (720 chỉ tiêu – 1.975 nguyện vọng), THPT Yên Hòa (675 chỉ tiêu – 1.721 nguyện vọng), THPT Chu Văn An (225 chỉ tiêu – 619 nguyện vọng), THPT Sơn Tây (270 chỉ tiêu – 720 nguyện vọng), THPT Nhân Chính (540 chỉ tiêu – 1.646 nguyện vọng), THPT Trương Định (720 chỉ tiêu – 1.988 nguyện vọng)…
Tuy nhiên, theo trang Thông tin tuyển sinh điều đáng lo ngại trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội không chỉ ở tỷ lệ chọi vào một số trường cao mà còn ở mức chênh lệch tỷ lệ chọi giữa các trường nội – ngoại thành quá lớn. Cụ thể, nếu các Trường THPT ở nội thành có tỷ lệ chọi ở mức cao thì ngược lại, một số trường ở khu vực ngoại thành như THPT Minh Quang với 405 chỉ tiêu nhưng nguyện vọng 1 chỉ có 213 học sinh (trường phải lấy nguyện vọng 2 với 921 học sinh đăng ký), THPT Bất Bạt với 450 chỉ tiêu nhưng chỉ có 337 học sinh đăng ký nguyện vọng 1,…
Sự chênh lệch về tỷ lệ chọi giữa các khu vực với nhau một mặt làm gia tăng sự căng thẳng cho thí sinh dự thi vào các trường THPT ở nội thành, một mặt khiến các trường THPT ngoại thành thấp thỏm “cầu” có học sinh theo học. Không những vậy, sự chênh lệch này còn đòi hỏi Sở GD&ĐT Hà Nội phải có biện pháp thu hút thí sinh theo học các trường khu vực ngoại thành, tránh sự mất cân đối nền giáo dục giữa các khu vực trên địa bàn thành phố.
Áp lực thí cử đè nặng trên vai thí sinh
Áp lực thi cử “đè nặng” trên vai thí sinh
Tỷ lệ chọi vào lớp 10 các trường THPT công lập nội thành Hà Nội cao gây ra những áp lực không nhỏ cho các thí sinh dự thi. Nhiều thí sinh đã chia sẻ với Góc sinh viên về nỗi lo lắng khi đứng trước kỳ thi cam go sắp tới. Bạn Vân Anh, học sinh lớp 9 quận Đống Đa nói rằng “em rất lo sợ khi phải chọi với 2, 3 bạn để có cơ hội theo học THPT”, bạn Hoàng Nam thì cho biết “em thấy rất áp lực vì không biết phải ôn thi như thế nào mới có thể trúng tuyển vào ngôi trường mình mong ước”.
Hơn thế nữa, điểm chuẩn vào lớp 10 của một số trường THPT công lập Hà Nội là khá cao, khiến thí sinh thêm phần căng thẳng và lo lắng. Nhiều thí sinh lao vào ôn thi và luyện đề để tích lũy kinh nghiệm làm bài, một số khác đăng ký theo học các lớp luyện thi cấp tốc dù mức học phí rất đắt đỏ.
Tiến sĩ Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định: “Việc siết chặt đầu vào lớp 10 THPT công lập, bắt buộc học sinh THCS phải đạt danh hiệu khá, giỏi cả 4 năm học và điểm môn Văn, Toán trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 phải là 8, 9 là cái đích quá cao với nhiều học sinh. Các em thi tuyển vào lớp 10 mà còn căng thẳng hơn cả những thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia”. Không chỉ riêng thí thí mà các bậc phụ huynh có con thi vào lớp 10 THPT công lập Hà Nội cũng như “ngồi trên đống lửa” khi chứng kiến con em mình phải gồng mình chiến đấu để có môi trường tiếp tục học tập.
Đối diện với những thách thức lớn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018, các thí sinh không nên lao vào học và học mà hãy xây dựng cho mình phương pháp học tập khoa học. Đồng thời, ban biên tập Cẩm nang sức khỏe lưu ý các bạn nên giữ chế độ ăn uống hợp lý, không thức quá khuya ôn bài và nhớ bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Hoàng Giang – thptquocgia.org