Để đạt được điểm cao môn Vật Lý, thí sinh cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc và cẩn thận, tỉ mỉ trong từng câu hỏi, đặc biệt là những câu có tính chất “bẫy”.
- Bí kíp giúp teen 2k đạt điểm cao bài nghị luận xã hội môn Văn THPT Quốc gia
- Đề thi Ngữ văn thpt quốc gia dạng đối chiếu 2 tác phẩm khó có điểm cao
- Vận dụng đề thi minh họa Vật lý 2018 như nào cho hiệu quả
Những sai lầm khi làm bài thi môn Vật Lý khiến thí sinh bị điểm thấp
Theo góc sinh viên, thông thường khi làm bài thi môn Vật Lý, thí sinh vẫn hay mắc phải một số những sai lầm phổ biến như quên đổi đơn vị, không đọc kỹ nội dung đề bài, tô nhầm đáp án hay áp lực thời gian khiến thí sinh mất điểm oan trong khi làm bài.
Đọc không kỹ nội dung yêu cầu đề bài
Khi đọc đề bài nhiều học sinh thường chỉ chú ý đến số liệu, dữ kiện của bài toán mà bỏ qua yêu cầu đề bài vì thế dễ dẫn đến nhầm đề. Để tránh nhầm đề, học sinh cần lưu ý gạch rõ các từ khóa, cụ thể như cùng pha, lệch pha, vuông pha, sớm pha, trễ pha, lệch pha, giá trị gần đúng, giá trị đúng nhất…
Quên không đổi đơn vị
Đối với môn Vật Lý, trước khi thực hiện các phép tính toán, việc quy đổi đơn vị là cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong những bài viết có các đáp án nhiễu, sự giống nhau của các đáp án dễ kiến học sinh nhầm lẫn khi lựa chọn.
Học sinh bắt buộc phải nhớ được các đơn vị của đại lượng thường gặp như x, A(m), v(cm/s), a(m/s2), K(N/m), động năng, thể năng và cơ năng…
Đọc không kỹ nội dung yêu cầu đề bài
Quên các số liệu bắt buộc phải ghi nhớ
Chương trình Vật Lý lớp 12 có một vài số liệu mà học sinh bắt buộc phải thuộc, đề thi chỉ cung cấp các hằng số cơ bản, mà nếu quên đi các số liệu này bạn khó có thể tìm ra được đáp án đúng.
Tô nhầm đáp án
Thí sinh thường có thói quen khoanh đáp án vào đề thi và cuối giờ mới tô đáp án vào phiếu trắc nghiệm. Áp lực thời gian và áp lực tâm lý, bởi kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi quan trọng đối với mỗi thí sinh, vì vậy khiến thí sinh có thể lo lắng mà tô nhầm đáp án trong phiếu trả lời trắc nghiệm, dẫn đến mất điểm oan.
Tô nhầm đáp án
Để tránh việc nhầm lẫn, học sinh nên làm một mạch 30 câu đầu tiên sau đó dừng lại tô đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm, sau đó làm tiếp 10 câu tiếp theo rồi lại dừng lại tô vào phiếu làm bài, còn 10 câu cuối cùng là những câu ở mức độ phân loại học sinh, sau khi làm được câu nào thì nên tô ngay vào phiếu trả lời trắc nghiệm để tránh nhầm lẫn.
Áp lực trong phòng thi
Nhiều học sinh gặp phải áp lực trong kỳ thi về điểm số nên tâm lý không được thoải mái. Việc lo lắng áp lực chỉ khiến học sinh bị rối trí mà thôi, điều cần thiết là nên tạo một tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng và quên đi cảm giác mình đang ở trong phòng thi, có như vậy mới thư thái để làm bài thi thật tốt.
Chưa đầy 2 tháng nữa là kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 diễn ra, đây là giai đoạn chạy nước rút, các thí sinh nên tập trung ôn luyện để kỳ thi đạt kết quả cao nhất.
Nguồn: thptquocgia.org