Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đang đến gần, thí sinh cần lưu ý một số bẫy mất điểm trong bài thi môn Toán dưới đây để có thể đạt được điểm số cao, tránh mất điểm oan.
- Bí kíp giúp teen 2k đạt điểm cao bài nghị luận xã hội môn Văn THPT Quốc gia
- Đề thi Ngữ văn thpt quốc gia dạng đối chiếu 2 tác phẩm khó có điểm cao
- Vận dụng đề thi minh họa Vật lý 2018 như nào cho hiệu quả
Những bẫy mất điểm trong bài thi môn Toán kỳ thi THPT Quốc gia 2018
Đề thi THPT Quốc Gia 2018 chắc chắn sẽ có rất nhiều bẫy mất điểm trong bài thi môn Toán mà thí sinh cần lưu ý, đây thường là những lỗi cơ bản và nhỏ nhặt nhưng các bạn học sinh lại thường mất điểm và uổng phí vì nó. Cùng góc sinh viên điểm qua 1 số “bẫy” trong bài thi môn Toán THPT Quốc gia.
Về phần khảo sát hàm số
Đây là phần thí sinh cần chú ý đến các dạng đồ thị, cực trị, tiếp tuyến, tính đơn điệu, sự tương giao (bằng đồ thị và phép toán) ở các mức cơ bản để giải quyết được những câu cơ bản và tránh mất điểm oan với nó.
Ví dụ: Cho hàm số y = (x+2)(x2 +1) có đồ thị (C). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
- (C) Cắt trục hoành tại hai điểm.
- (C) Cắt trục hoành tại một điểm.
- (C) Không cắt trục hoành.
- (C) Cắt trục hoành tại ba điểm.
Đây là dạng tương giao đồ thị dạng cơ bản, ta chỉ cần dùng phương trình hoành độ điểm chung (cho y = 0) sẽ ra nghiệm x = – 2 và chọn B ( ở đây chú ý x2 + 1 >0 ).
Ở đây, chỉ cần để ý sẽ thấy chỉ có một nghiệm duy nhất mà không cần bấm máy cũng sẽ nhận được đáp án.
Về phần khảo sát hàm số
Phần số phức
Đối với phần số phức, thí sinh cần đọc kỹ đề bài, không nên nhầm lẫn giữa phần thực và phần ảo dẫn đến mất điểm trong bài thi.
Ví dụ 1: Cho số phức z = 6 + 7i. Số phức liên hợp của z có điểm biểu diễn là
- (6; –7). B. (6; 7). C(–6;7). D. (–6; –7).
Ở đây học sinh có một số thói quen nhìn vào biểu thức số phức này không đọc kĩ dẫn đến nhầm lẫn tìm biểu diễn số phức z sẽ chọn B. Nhưng ở đây đề cho là tìm biểu diễn số phức liên hợp nên phải lấy liên hợp phức là 6 – 7i. Đáp án ở đây là A.
Ví dụ 2: Cho số phức z = –2i – 1. Điểm biểu diễn số phức liên hợp của z là:
- M(–2;1) B. M(–1; –2) C. M(–2;1) D. M(2; –1)
Ở phần này, nếu không nhìn kĩ học sinh dễ nhầm thành đáp án D thay vì đáp án đúng là A. Vì đề đã đổi vị trí thay vì ghi z = –1–2i lại ghi z = –2i – 1 .
Phần hình giải tích không gian
Phần hình giải tích không gian
Ở phần này nếu không đọc kỹ phương trình thí sinh cũng dễ bị nhầm lẫn.
Ví dụ: Nếu đề bài cho phương trình đường thẳng d dạng chính tắc là
(x – 1)/1 = (y – 2)/2 = (2 – z)/3
sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn một véc tơ chỉ phương của d là (1,2,3). Nhưng vị trí phân số cuối đã bị đổi chỗ nên ta cần phải sửa lại cho đúng phương trình dưới dạng (x–1)/1 = (y–2)/2 = (z–2)/ –3 thì một véc tơ chỉ phương của d là (1,2, –3) mới là chính xác, nếu không sẽ dẫn đến đổi sang phương trình tham số sai và các tính toán sau này sẽ sai kết quả.
Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây, teen 2k sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới.
Nguồn: thptquocgia.org