Những điều thí sinh cần chuẩn bị khi biết điểm trúng tuyển

Chậm nhất chiều nay 17h ngày 05.10 các trường phải hoàn thành công bố điểm trúng tuyển, khi biết điểm thí sinh cần chuẩn bị để gửi kết quả xác nhận nhập học.

Thí sinh tham gia xét tuyển Đại học năm nay

Những điều thí sinh cần chuẩn bị khi biết điểm trúng tuyển

Cụ thể, sau khi thí sinh biết điểm trúng tuyển đợt 1 từ kết quả xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia đợt 1. Các thí sinh phải tiến hành xác nhận nhập học, thí sinh không xác nhận nhập học coi như từ chối cơ hội và các trường sẽ loại khỏi danh sách. Dưới đây là những điều mà thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm trúng tuyển.

1. Xem lại danh sách trúng tuyển và các chỉ tiêu phụ:

Việc đầu tiên của thí sinh cần làm sau khi xem điểm trúng tuyển đó là phải xét lại điểm của mình theo danh sách trúng tuyển và các chỉ tiêu phụ. Bởi điểm chuẩn năm nay tăng cao, nhiều trường sẽ phải xét thêm tiêu chí phụ bên cạnh điểm thi tốt nghiệp của kỳ thi THPT Quốc gia.

2. Thí sinh phải tiến hành xác nhận nhập học

Đây là bước cực kỳ quan trọng sau khi biết chắc chắn bản thân đã đỗ vào trường đại học. Bởi nếu sĩ tử không xác nhận nhập học thì dù có nằm trong danh sách trúng tuyển cũng sẽ không được công nhận kết quả thi.

Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học đợt 1 trước 17h ngày 10-10 – 2020 (theo dấu bưu điện), bằng cách nộp bản chính “Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020” (có chữ ký của chủ tịch hội đồng thi và đóng dấu đỏ của Sở GD&ĐT).

Thí sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp tại trường mình trúng tuyển hoặc nộp qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Sau thời gian này, nếu thí sinh không xác nhận nhập học, các trường sẽ hủy kết quả trúng tuyển. Các trường còn chỉ tiêu có thể tiếp tục xét tuyển bổ sung (các trường chủ động công bố lịch tuyển sinh bổ sung trước 15 ngày so với ngày xét tuyển) từ ngày 15-10.

3. Chờ nhận giấy báo nhập học

Trường đại học nơi thí sinh trúng tuyển sẽ gửi giấy báo nhập học về nơi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển hoặc nhận trực tiếp tại trường đại học.

4. Thí sinh phải chuẩn bị hồ sơ nhập học

Để làm thủ tục nhập học tại trường Đại học, các sĩ tử cần phải chuẩn bị rất nhiều loại giấy tờ khác nhau: Sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, giấy chứng nhận tốt nghiệp, học bạ, ảnh, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)… Vì có khá nhiều giấy tớ cần xin dấu và công chứng nên sĩ tử hãy tranh thủ thời gian để chuẩn bị cho sớm tránh dồn dập

5. Chuẩn bị tài chính để nộp học phí

Đầu năm các trường đều sẽ tiến hành thu học phí sau khi làm thủ tục nhập học, tân sinh viên cần nộp rất nhiều chi phí có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Vậy nên, học sinh nên tham bảo bảng học phí năm học 2020-2021 các trường đã công bố. Ngoài ra các khoản phí ăn ở tự túc tại các thành phố nơi các trường Đại học đào tạo.

6. Đến trường Đại học và làm thủ tục nhập học

Trong giấy báo nhập học, trường sẽ ghi thời gian nhập học là khi nào. Thí sinh cần xem chính xác thời gian, địa điểm để đến trường nhập học đúng quy định.

Ngoài ra đối với các thí sinh chưa trúng tuyển trong đợt này có thể tìm kiếm cơ hội ở các đợt tuyển sinh bổ sung cũng như ở các hình thức xét tuyển khác như học bạ…Thí sinh có thể tham khảo tại group Làng Sinh viên để được tư vấn kĩ lưỡng hơn nữa.

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *