Những ngày vừa qua kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 mà điển hình là sai phạm ở Hà Giang, Sơn La…khiến nhiều người không tin tưởng vào kết quả của kỳ thi này. Tuy nhiên một số chuyên gia giáo dục cho rằng không thể vì một số sai phạm mà đánh giá cả kỳ thi.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Lại SỐC với điểm sau khi chấm lại bài thi thpt quốc gia tại SƠN LA
- Chờ kết quả xử lý VI PHẠM quy chế thi THPT QUỐC GIA của Sơn La
“Không thể vì một số sai phạm mà đánh giá cả kỳ thi”
Việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2 trong 1 theo hướng đánh giá năng lực người học là đúng đắn về lý luận giáo dục, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Việc xảy ra tiêu cực là những trường hợp cá biệt, và không thể nhìn vào đó để đánh giá cho cả kỳ thi.
“Con sâu làm rầu nồi canh”
Kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi được tổ chức rất chi tiết, khoa học, chuẩn, và chặt chẽ. Thể hiện trong tất cả các quy trình từ ra đề, triển khai tổ chức thi, chấm thi, giám sát thanh tra…Quá trình tổ chức có sự tham gia của các trường ĐH, CĐ trong các khâu coi thi, thanh tra thi, giám sát coi thi chấm thi, chứ không giao hẳn cho phổ thông.
Còn trong thực hiện thi cử, thì thuộc về trách nhiệm cá nhân mỗi người, mỗi đơn vị. Ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước học sinh, trước ngành, trước xã hội.
Đồng tình với quan điểm này, ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, “Những sự cố về tiêu cực trong thi cử tại một số tỉnh được thông tin vừa qua là cá biệt, “con sâu làm rầu nồi canh”, không thể dùng đó để đánh giá toàn bộ kỳ thi được”.
“Con sâu làm rầu nồi canh”
Nhìn chung tổng thể, ngành giáo dục đã làm rất nghiêm túc, khách quan theo quy chế. Tôi tin rằng, người thầy ở đâu cũng đều có lương tâm, có trách nhiệm với học sinh, phụ huynh, với ngành. Vì vậy, xã hội nên an tâm với chất lượng kỳ thi.
Kỳ thi đúng về lý luận giáo dục hiện đại
Rõ ràng việc tổ chức 2 kỳ thi như trước đây gồm thi Tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ là rất tốn kém cho xã hội, gây áp lực cho học sinh, phụ huynh một cách không cần thiết. Các em vừa trải qua kỳ thi này, lại tiếp tục cho kỳ thi khác.
Mặt khác, việc tổ chức 1 kỳ thi chung (chung đề, chung đợt, sử dụng chung kết quả), trên thực tế, đã được Bộ GD&ĐT tổ chức, duy trì suốt nhiều năm liên tục, chứng tỏ hiệu quả và tác dụng thực tiễn của nó.
Nếu đưa kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ về từng trường cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Như mức độ đề thi, cách đánh giá giữa các trường khác nhau, có thể điểm 27 của trường này, chưa chắc đã bằng điểm 15, 17 của trường khác.
Một đề thi chung của Bộ GD&ĐT được xây dựng từ những giáo viên có năng lực chuyên môn cao sẽ đảm bảo chất lượng. Đề ra theo hướng đánh giá năng lực người học là đi đúng với lý luận giáo dục thế giới. Phù hợp chung với xu thế hội nhập hiện nay.
Kỳ thi đúng về lý luận giáo dục hiện đại
Kết quả thi, theo đó cũng sẽ đảm bảo một thước đo chung về năng lực học tập của thí sinh trên cả nước. Và thí sinh có thể dùng để đăng ký xét tuyển vào bất cứ trường nào theo nguyện vọng, lựa chọn của mình.
Những năm trước đây Bộ GD&ĐT có đặt điểm sàn, nhưng giờ đã bỏ và giao cho các trường tự xác định ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển. Dù vậy, các trường ĐH, CĐ cũng không thể nào lấy điểm quá thấp, vì sẽ không đảm bảo chất lượng đầu vào.
Theo trang góc sinh viên cũng cho thấy có những ý kiến đề xuất bỏ thi, thay vào đó là xét công nhận tốt nghiệp THPT và chỉ tổ chức một kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chung – với lý do tỷ lệ đậu tốt nghiệp của cả nước hiện nằm mức cao.
Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có lộ trình lâu dài về sau. Khi xã hội phát triển và chúng ta có được đội ngũ cán bộ, công chức, trách nhiệm ý thức cao. Vì thực tế, chúng ta đang chống tiêu cực, nhưng bệnh thành tích ở đâu đó vẫn chưa thoát được. Cần có một kỳ thi khách quan để “ràng” lại, như một thước đo, mức chuẩn cần vượt qua. Hơn nữa, chúng ta vẫn cần một kỳ thi để tạo động lực ý thức dạy học ở các trường phổ thông.
Những năm tới, để kỳ thi được diễn ra khách quan, công bằng, an toàn thì cần tăng cường hơn nữa khâu giám sát thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi, ông Thắng cho biết thêm.
Nguồn: thptquocgia.org