Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định mức điểm ưu tiên (ƯT) đối với sĩ tử đạt tổng điểm từ 22,5đ trở lên được giảm tuyến tính vẫn còn bất cập.
- Thí sinh khi trúng tuyển đại học tạm thời cần lưu ý những gì?
- Thông tin tuyển sinh 2022 Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng
- Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên tuyển sinh năm 2022
Không cộng điểm cho sĩ tử đạt điểm cao là “rất vô lí”
Theo đó, khoản 4 Điều 7 Thông tư quy định chính sách ƯT trong thông tin tuyển sinh đại học cao đẳng có nội dung đáng chú ý như sau:
“Từ năm 2023, điểm ƯT đối với sĩ tử đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ƯT = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ƯT quy định tại khoản 1, 2 Điều này”.
Cá nhân tôi cho rằng, quy định sĩ tử đạt điểm càng cao thì sẽ càng giảm dần mức điểm ƯT, riêng sĩ tử đạt 30 điểm sẽ không được cộng điểm ƯT sẽ tạo sự bất công trong giáo dục.
Bất cập về vấn đề ưu tiên điểm cộng
Có thể nhận thấy, việc cộng điểm ƯT theo quy định tuyến tính của Bộ Giáo dục giúp phần nào kiểm soát được những việc gây ồn ào dư luận từ nhiều năm nay như: có những ngành lấy điểm chuẩn vượt quá 30; sĩ tử điểm cao nhưng không đỗ; nhóm sĩ tử khu vực 3 gặp nhiều bất lợi.
Tuy vậy, các cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi đọc kĩ Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, tôi nhận thấy quy định mức điểm ƯT khu vực và ƯT đối tượng đối với sĩ tử đạt tổng điểm từ 22,5đ trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5đ trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm ƯT bằng 0) vẫn cần xem lại.
Có thể diễn giải cách cộng điểm ƯT theo tuyến tính được quy định trong Thông tư Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục như sau: sĩ tử đạt 22,5đ sẽ được cộng 0,75đ, tương tự: 23,5 + 0,65; 24,5 + 0,55; 25,5 + 0,45; 26,5 + 0,35; 27,5 + 0,25; 28,5 + 0,15; 29,5 + 0,05; 30 + 0.0.
Như thế, Bộ Giáo dục chỉ ƯT cho sĩ tử có điểm thi thấp còn sĩ tử điểm cao thì sẽ bị mất quyền lợi tùy theo tổng điểm là vô lí.
Vậy nên, Phó GS, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói rằng, quy định mới này của Bộ GD-ĐT rất rắc rối và có thể tạo ra sự bất bình trong xã hội.
Ngày 16/6/2022, trả lời phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) nêu quan điểm:
“Việc các sĩ tử trong cùng một địa phương, hưởng điều kiện giáo dục như nhau nhưng căn cứ vào mức điểm đạt được trong kỳ thi tốt nghiệp mà điểm ƯT các em nhận được khác nhau. Điều này tạo ra sự bất công bằng, không thuyết phục”.
Tôi cho rằng, nếu Bộ Giáo dục ra đề thi có mức độ phân hóa cao thì sẽ không có chuyện sĩ tử đạt điểm tuyệt đối 30 vẫn không trúng tuyển đại học.
Cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Theo thống kê của Bộ Giáo dục, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 có 61 sĩ tử đạt từ 29,5đ trở lên không trúng tuyển NV nào.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Y dược năm 2022
Đặc biệt, 3 ngành của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Học viện Chính trị Công an Nhân dân, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội) lấy điểm chuẩn 30 – 30,5. Như vậy nếu sĩ tử đạt điểm tuyệt đối (30/30) mà không cộng điểm ƯT thì vẫn trượt đại học.
Ngoài ra, có ngành lấy điểm chuẩn đạt ngưỡng 30 đến 30,5đ là do số lượng chỉ tiêu ít quá, trong khi đó số lượng sĩ tử đăng kí tuyển sinh lớn – là sự thực khách quan, Bộ Giáo dục cần xem xét thêm.
Được https://thptquocgia.org tổng hợp