Hướng dẫn thí sinh làm bài tích hợp môn Ngữ văn

Sự thay đổi của đề thi Văn năm 2018 là có sự tích hợp giữa chương trình lớp 11 và lớp 12, đây là điều mà các thí sinh băn khoăn nhất.

Hướng dẫn thí sinh làm bài tích hợp môn Ngữ văn

Hướng dẫn thí sinh làm bài tích hợp môn Ngữ văn

Hai chương trình tích hợp

Theo thông tin tuyển sinh cho biết, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sẽ bao gồm cả chương trình kiến thức lớp 11 và chương trình kiến thức lớp 12. Điều này đã khiến cho các thí sinh hết sức lo lắng vì khối lượng kiến thức quá lớn mà thời gian thì không có nhiều.

Tích hợp là gộp cả hai chương trình lớp 11 và lớp 12, do nội dung chương trình của lớp 12 là chính nên tác phẩm văn học của lớp 12 sẽ xuất hiện trước sau đó đến tác phẩm văn học của lớp 11.

Có hai dạng tích hợp thường gặp. Thứ nhất là dạng tích hợp theo kiểu so sánh, đối chiếu kiến thức lớp 12 và lớp 11. Ví dụ như cho hai đoạn thơ của hai bài thơ thuộc lớp 12 và lớp 11 và yêu cầu cảm nhận về vẻ đẹp riêng của từng khổ thơ. Dạng thứ hai là tích hợp theo kiểu liên hệ, mở rộng, nghĩa là đề bài cho một khía cạnh của lớp 12 sau đó liên hệ với một khía cạnh của lớp 11.

Để hệ thống các tác phẩm của hai chương trình, thí sinh có thể căn cứ dựa trên các nhóm thể loại: văn chính luận, thơ, văn xuôi, kịch. Theo phương pháp tích hợp trên có thể phân chia cụ thể thành một số vấn đề sau: tích hợp hai tác phẩm của cùng một tác giả, theo nhóm nhân vật/ đề tài/ chủ đề, theo phương pháp sáng tác, so sánh hai trào lưu văn học hay hai đoạn văn, hai đoạn thơ.

Hai chương trình tích hợp

Hai chương trình tích hợp

Hướng dẫn thí sinh làm bài tích hợp môn Ngữ văn

Trước hết, đây là dạng đề theo hướng gợi mở vì thế thí sinh cần chủ động trong quá trình làm bài, tuy nhiên điều cần thiết là phải xây dựng được hướng triển khai sao cho hợp lý, theo góc sinh viên, có các cách triển khai theo 2 dạng đề như sau:

Dạng 1: Tích hợp kiểu so sánh, đối chiếu: Ở dạng bài này, thí sinh có thể triển khai theo 4 bước sau:

  • Bước 1, giới thiệu chung (cả hai lớp 12 và 11).
  • Bước 2, triển khai theo trình tự đề bài yêu cầu.
  • Bước 3, so sánh, đối chiếu và nhận xét điểm giống và khác nhau.
  • Bước 4, rút ra kết luận, ý nghĩa từ việc so sánh, đối chiếu.

Đối với dạng bài 2, tích hợp theo kiểu liên hệ, mở rộng: Thí sinh có thể triển khai theo tuần tự như sau:

  • Bước 1, giới thiệu chung (chỉ cần nêu những kiến thức liên quan đến vế thứ nhất câu hỏi là được).
  • Bước 2, triển khai để làm rõ yêu cầu của vế thứ nhất.
  • Bước 3, giới thiệu vấn đề được tích hợp liên hệ ở vế thứ 2 và triển khai yêu cầu của vế thứ 2.
  • Bước 4, bàn bạc để làm rõ và tìm ra đặc trưng, điểm chung và riêng của hai vế yêu cầu.
  • Bước 5, kết luận.

Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia

Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia

Những điểm cần lưu ý khi làm bài thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia

Để nắm được kiến thức cơ bản môn Ngữ Văn, các em học sinh nên hệ thống bằng sơ đồ tư duy theo ba yếu tố: cơ bản, hệ thống và hấp dẫn. Các luận cứ và luận điểm được sắp xếp theo hệ thống và tùy vào bài giảng, khi đó sơ đồ tư duy sẽ có các hình ảnh, nét vẽ và màu sắc khác nhau.

Mỗi học sinh nên tự vẽ một sơ đồ tư duy theo hiểu biết của mình để có thể dễ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách nhanh nhất.

Kiến thức tiếng việt là phần không thể thiếu trong môn Ngữ Văn, kiến thức này giúp teen 2k hành văn mượt mà hơn, câu cú hoàn chỉnh hơn. Ở phần này, thí sinh cần lưu ý trang bị các kiến thức liên quan đến từ, cụm từ, vốn từ…

Kiến thức làm văn: Thí sinh nên chú ý các phương pháp làm văn như thao tác lập luận, thao tác so sánh, phân tích và hình thức trình bày một bài văn hoàn chỉnh.

Kiến thức căn bản về các tác phẩm trong chương trình học THPT với các nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm bối cảnh xã hội, đặc trưng thi pháp…

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *