Hướng dẫn thí sinh chọn tổ hợp xét tuyển để dễ trúng tuyển ĐH nhất  

Năm 2020, các bạn thí sinh sẽ có hàng trăm tổ hợp để xét tuyển vào các trường Đại học. Vậy làm thế nào để chọn tổ hợp xét tuyển sao cho cơ hội trúng tuyển là cao nhất.

Hướng dẫn thí sinh chọn tổ hợp xét tuyển để dễ trúng tuyển ĐH nhất  

Hướng dẫn thí sinh chọn tổ hợp xét tuyển để dễ trúng tuyển ĐH nhất  

Ban tư vấn tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur liên tục nhận được những câu hỏi về cách xét tuyển và lựa chọn tổ hợp xét tuyển để dễ đỗ hơn từ các bạn thí sinh chuẩn bị tham gia Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các bạn quan tâm tham khảo.

Bộ Giáo dục khẳng định: Có hơn 150 tổ hợp xét tuyển năm 2020

Trang kỳ thi THPT Quốc gia của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur liên tục đưa tin về kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, Cao đẳng năm nay. Dưới đây là thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh trong hai năm 2018 và 2019. Cụ thể, các trường ĐH trên cả nước đã sử dụng 150 tổ hợp để xét tuyển. Thế nhưng, chỉ có 5 tổ hợp được số đông các bạn thí sinh đăng ký. Đó là A00 (Toán – Lý – Hóa), D01 (Toán – Văn – Anh), A01 (Toán – Lý – Anh) B00 (Toán – Hóa – Sinh), C00 (Văn – Sử – Địa). Với gần  90% nguyện vọng là 10% nguyện vọng còn lại thuộc về hơn 140 tổ hợp khác, 5 tổ hợp xét tuyển trên đây thực sự đã thu hút được nhiều người lựa chọn.

Cũng theo nội dung quy định tại Điều 8 – Quy chế Tuyển sinh đại học năm 2020, nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển trước hết là sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất 1 trong 2 bài thi Toán hoặc Ngữ văn để xét tuyển. Bên cạnh đó, các bạn thí sinh cần lưu ý là: Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo, không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành (những tổ hợp chỉ thay đổi các ngoại ngữ khác nhau được coi là một tổ hợp).

Bên cạnh đó, đối với các trường/ngành Đại học tuyển sinh bao gồm có thi năng khiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một bài thi/môn thi Toán hoặc Ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển. Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.

Trên đây là một số lưu ý mà các bạn thí sinh chuẩn bị tham gia xét tuyển vào các trường ĐH cần chú ý để tránh sai sót trong quá trình đăng ký.

Bộ Giáo dục khẳng định: Có hơn 150 tổ hợp xét tuyển năm 2020

Bộ Giáo dục khẳng định: Có hơn 150 tổ hợp xét tuyển năm 2020

Hướng dẫn cách chọn tổ hợp để xét tuyển dễ trúng tuyển nhất

Theo chia sẻ của giảng viên Trường Trung học phổ thông Sài Gòn thông tin theo chuyên gia tư vấn ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho hay với hàng trăm tổ hợp thì thí sinh có nhiều sự lựa chọn. Thế nhưng, quy định mỗi ngành được sử dụng không quá 4 tổ hợp để xét tuyển. Trong khi đó, mỗi thí sinh đều có một số môn học sở trường, có thể ghép thành tổ hợp để sử dụng xét tuyển. Thế nên các bạn thí sinh cần lựa chọn phù hợp với tổ hợp mà ngành/trường đó sử dụng. Ông nói thêm: “Các em có thể sử dụng tất cả 4 tổ hợp để xét tuyển cùng lúc vào một ngành yêu thích để tăng khả năng trúng tuyển”.

Ông Phương cũng lưu ý thực trạng chung về tuyển sinh là có nhiều phương thức không “quan tâm” đến tổ hợp xét tuyển mà đánh giá toàn diện năng lực của học sinh. Cụ thể như phương thức xét tốt nghiệp, điểm đánh giá năng lực hoặc xét tuyển thẳng bằng các chứng chỉ quốc tế… Vì vậy, học sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường để lựa chọn chính xác.

Theo ý kiến của ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, khuyên thí sinh nên so sánh điểm thi của mình với các nhóm tổ hợp, và tổ hợp nào có điểm cao hơn thì đăng ký xét tuyển. Đây là cách lựa chọn để có nhiều lợi thế khi xét tuyển. Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM – ông Trần Đình Lý thì lưu ý các thí sinh chọn tổ hợp xét tuyển để nâng cao cơ hội trúng tuyển.

Các trường có thể đưa ra độ chênh của điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, quy định chỉ tiêu dành cho từng tổ hợp. Như vậy, theo ông Lý, thí sinh cần nghiên cứu kỹ quy định đã được công khai trên trang thông tin tuyển sinh của các trường. Sau khi xác định được độ chênh điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, thí sinh căn cứ vào kết quả thi của mình để xác định đúng tổ hợp nào có lợi nhất. Nếu trường quy định chỉ tiêu cho từng tổ hợp, thí sinh có thể sử dụng nhiều tổ hợp để đăng ký xét tuyển vào ngành, mỗi tổ hợp là một nguyện vọng.

Nguồn thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *