Em chỉ ước có một giấc ngủ trọn vẹn..!

“Sau những ngày dài ôn luyện để chuẩn bị cho các kỳ thi, nâng cao kết quả học tập, em chỉ ước mình có được một giấc ngủ sâu từ tối đến sáng mà không bị giật mình..”

Em chỉ ước có một giấc ngủ trọn vẹn..!

Em chỉ ước có một giấc ngủ trọn vẹn..!

Đó là lời tâm sự của em Nguyễn Minh Anh (học sinh lớp 12 tại Hà Nội), nguyện vọng, ước mơ của em cũng chính là mong ước của đại đa số các em học sinh, sinh viên thời hiện đại, vì cuộc sống không ngừng phát triển, vì tương lai tươi sáng, các em đã bị cuốn vào vòng xoáy học tập từ lúc nào chẳng hay, thấy bạn bè đi học ở trường, học thêm buổi chiều, học thêm buổi tối, thuê gia sư về nhà dạy thêm thì mình cũng phải như vậy…

Những tuổi thơ bị “đánh cắp”

Học tập là chuyện quan trọng giúp mở ra tương lai tươi sáng cho một con người, ngày nay, nếu như không có trí tuệ thì chẳng làm ăn gì được, nếu như không có kiến thức thì sẽ không thể xin được việc làm, không có chỗ đứng trong xã hội, chính vì suy nghĩ này mà rất nhiều các bậc phụ huynh đã đẩy con mình vào tình trạng bị trầm cảm vì học quá nhiều, áp lực học tập quá cao và bị thiếu ngủ. Vấn đề thiếu ngủ ở học sinh THPT tại TP.HCM đã trở thành dự án nghiên cứu của 2 em học sinh Trường THPT Gia Định, em Trần Thùy Trang và em Phạm Thị Khánh Vy, dự án nghiên cứu của các em đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận và các diễn đàn thông tin tuyển sinh.

Theo đó, để thực hiện dự án của mình thì Khánh Vy và Thùy Trang đã tiến hành một cuộc khảo sát với 7.363 học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố, kết quả thu được cho thất rằng cứ 10 học sinh thì có đến 8 người rơi vào tình trạng thiếu ngủ và dẫn đến khó tập trong học tập ở trên lớp. Có 81,8% học sinh ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày, có đến 13,7% học sinh ngủ dưới 5 tiếng. 44,1% học sinh không ngủ trưa. Thời gian học sinh đi ngủ từ 23h-0h chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,8%, 20,7% học sinh đi ngủ sau 0h sáng, số học sinh đi ngủ trước 22h chỉ chiếm 8,6%.

Những tuổi thơ bị “đánh cắp”

Những tuổi thơ bị “đánh cắp”

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ngủ được chỉ ra là bởi các em học sinh bị áp lực học tập và do các yếu tố công nghệ thông tin tác động, trong đó áp lực học tập, thi cử là nguyên nhân hàng đầu. Số liệu cụ thể cho thấy thiếu ngủ do chuẩn bị cho kỳ thi chiếm 90%; có bài kiểm tra vào ngày hôm sau là hơn 89%; làm bài tập và học bài là 86,8% và 62,1% là thời khóa biểu chưa hợp lý. Kết thúc dự án, Khánh Vy và Thùy Trang  cùng đề xuất với cơ quan chức năng nhằm cải thiện tình trạng thiếu ngủ của học sinh: Lùi giờ học; thay đổi thời biểu phù hợp hơn; giảm bài tập về nhà.

“Vì thời gian học tập chiếm trọn, nỗi lo vào đại học, đậu kỳ thi THPT Quốc gia mà hiện nay có rất nhiều các em lao vào học như một con thiêu thân không có phương hướng, các em không còn thời gian để tham gia các hoạt động giải trí mà nhẽ ra tuổi thơ các em phải được nhận, hậu quả của việc tự biến mình thành con rô bốt và khiến cho tuổi thơ bị “đánh cắp” và nhiều khi không chịu được áp lực sẽ rơi vào tình trạng bị trầm cảm và xảy ra nhiều kết cục thương tâm.” – Thầy Nguyễn Xuân Thưởng – giảng viên (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) tâm sự.

Hãy cho em được ngủ!

Ngày 8/4, hãng thông tấn AP đưa tin, khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) trên hơn 50.000 học sinh trung học Mỹ các năm 2007, 2009, 2011 và 2013 cho thấy, các em chỉ ngủ 5-6 tiếng mỗi đêm hay quá 10 tiếng thì đều rơi vào tình trạng tinh thần không minh mẫn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng học sinh thiếu ngủ có khả năng bị tai nạn giao thông, chấn thương trong khi làm việc hay vận động. Theo số liệu thống kê thì có khoảng 69% học sinh trung học không được ngủ đủ giấc (ngủ ít hơn 7 tiếng/đêm) và khoảng 2% ngủ quá nhiều (hơn 10 tiếng/đêm).

Hãy cho em được ngủ!

Hãy cho em được ngủ!

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà tâm lý học tại đại học MacGill (Canada, học sinh tiểu học cũng như học sinh trung học, người có thời gian ngủ ít hơn có nhiều khả năng mất kiểm soát về mặt cảm xúc trong lớp học. Những học sinh này có thể khóc, tức giận cũng như có thái độ bốc đồng hơn những bạn khác. Từ đó có thể thấy đề tài nghiên cứu của hai em là tiếng nói mạnh dạn dù còn hiếm hoi của phần đông học sinh nhưng cũng có thể xem là tiếng kêu cứu gửi đến ngành giáo dục, là bài học giản dị với các bậc phụ huynh.

Tóm lại, giấc ngủ – hay nói cụ thể hơn sức khỏe của con em mình mới là điều quan trọng nhất, phụ huynh hiểu năng lực thật sự của con, coi con là người bình thường sẽ giảm áp lực không cần thiết cho con, tránh sự lãng phí cho việc theo đuổi những danh hiệu hão huyền.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *