Hiện tại đã có 8 trường sư phạm công bố sẽ sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của trường Đại học sư phạm Hà Nội vào phương thức xét tuyển vào trường năm 2023.
- Năm 2023 tiếp tục giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
- Các phương thức xét tuyển có số lượng thí sinh nhập học cao nhất và ít nhất
- Năm 2023 công bố phương án tuyển sinh sớm giúp thí sinh chủ động
Tin tức ban truyền thông Cao đẳng Y Dược Pasteur, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội – GS Nguyễn Văn Minh cho biết, 8 trường trường sư phạm lớn công nhận kết quả và dành chỉ tiêu xét tuyển thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) tổ chức. Cụ thể
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Sư phạm Thái Nguyên
- Đại học Sư phạm Vinh
- Đại học Sư phạm Huế
- Đại học Sư phạm Đà Nẵng
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Sư phạm TPHCM
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến dành khoảng 20-30% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả bài thi ĐGNL
Năm 2023, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ căn cứ vào số thí sinh đăng ký để tổ chức một hoặc hai đợt, dự kiến đầu tháng 5. Trường hợp có nhiều thí sinh đến từ các khu vực xa Hà Nội, kỳ thi có thể diễn ra đồng thời tại một hoặc nhiều trường trong danh sách giúp thí sinh thuận lợi đăng ký dự thi
Ông Minh cho biết “Số lượng thí sinh đăng ký không phải vấn đề, bởi chúng tôi từng tổ chức những kỳ thi có hàng chục nghìn em tham gia. Điều quan trọng là tổ chức thế nào để gọn nhẹ, thuận tiện nhất cho thí sinh”
Cũng theo chia sẻ của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cấu trúc đề thi cơ bản không đổi với 8 môn thi (Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử và Địa). Đề Ngữ văn sẽ có 30% trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% trắc nghiệm và 30% tự luận.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ bổ sung ngân hàng câu hỏi, sẽ điều chỉnh các câu quá khó hoặc dễ để phù hợp với năng lực của thí sinh. Ông Minh cũng khẳng định đề thi sẽ rất hiếm câu hỏi nhận biết, nhằm tuyển chọn được thí sinh chất lượng. “Điểm thuận lợi là chúng tôi đào tạo mọi môn học, nên cũng khá yên tâm về đội ngũ ra đề, cả về số lượng và chất lượng”
Kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2022 có gần 2.400 thí sinh dự thi, sau khi đáp ứng tiêu chí có hạnh kiểm khá và điểm trung bình năm học kỳ (trừ kỳ II lớp 12) từ 6,5 trở lên.
Ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Công an cũng tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển và được nhiều trường đại học khác công nhận, dùng xét đầu vào, chỉ tiêu tùy theo từng cơ sở giáo dục.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2022, các trường dành hơn 30.000 chỉ tiêu xét tuyển từ điểm của các kỳ thi ĐGNL, ĐHTD. Tỷ lệ nhập học theo phương thức này chiếm khoảng 2% tổng số thí sinh nhập học của tất cả các phương thức.
Hồi tháng trước, hai đại học quốc gia đã xây dựng thang điểm quy đổi hai bài thi đánh giá năng lực để sử dụng kết quả của nhau. Trong khi đó, trường Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy, tăng 2 đợt so với năm ngoái.
Tổng hợp bởi: Kỳ thi THPT Quốc gia