Cơ hội việc làm khi theo đuổi ngành Đô thị học

Đô thị học là ngành học được đánh giá cao với nhiều tiềm năng phát triển, nhu cầu nhân lực ngành Đô thị học rất lớn, đem đến nhiều cơ hội việc làm rộng mở.

Cơ hội việc làm khi theo đuổi ngành Đô thị học

1. Tìm hiểu về ngành Đô thị học

Đô thị học là ngành khoa học tổng hợp, bao gồm các lĩnh vực quy hoạch kiến trúc đô thị, sử dụng đất đai, đầu tư và phát triển hạ tầng công cộng. Đây là ngành học mới được đánh giá cao trong nhóm ngành Kiến trúc và quy hoạch.

Chương trình đào tạo ngành Đô thị học sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp. Sinh viên sẽ được học những kiến thức chuyên ngành như Cơ sở quy hoạch đô thị, Luật đất đai, Cơ sở quy hoạch san nền tiêu thủy và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Kinh tế xây dựng và phát triển đô thị, Quy phạm và tiêu chuẩn xây dựng, Quy trình quản lý đô thị và quản lý xây dựng, Quy trình quản lý giao thông vận tải, quản lý điện và cấp thoát nước đô thị, Quy trình quản lý môi trường và chất thải, Quy trình quản lý bất động sản, đất đai, nhà ở đô thị, Quy trình quản lý các dịch vụ dân sinh và  trật  tự đô  thị, Khái quát nhiệm vụ và quyền hạn các cấp chính quyền trong quản lý đô thị, Cơ sở điều tra xã hội học.

Đặc biệt, sinh viên theo học ngành nghề này sẽ được cung cấp kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng làm việc sau:

  • Đọc hiểu, trình bày và áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến các lĩnh vực trong phạm vi đô thị.
  • Nghiên cứu và khám phá kiến thức trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch vùng và đô thị.
  • Tư duy độc lập, hệ thống và phản biện về các vấn đề liên quan đến sự hình thành, hoạt động và định hướng phát triển của đô thị.
  • Áp dụng các kiến thức của ngành học trong bối cảnh xã hội hiện tại để hình thành – thực hiện – đánh giá các ý tưởng, các dự án/phương án phục vụ quản lý và phát triển đô thị.
  • Thể hiện, trình bày các ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu bằng bản vẽ kỹ thuật, mô hình kiến trúc và bản đồ chuyên đề.

2. Chương trình đào tạo ngành Đô thị học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Đô thị học trong bảng dưới đây.

Chương trình đào tạo ngành Đô thị học Chương trình đào tạo ngành Đô thị học Chương trình đào tạo ngành Đô thị học

3. Các khối thi vào ngành Đô thị học

– Mã ngành: 7580112

– Ngành Đô thị học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Đô thị học

Điểm chuẩn ngành Đô thị học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2018 là 17 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Đô thị học

Vì là ngành học mới nên số lượng trường tuyển sinh và đào tạo ngành Đô thị học còn rất hạn chế. Thực tế, chỉ có một đơn vị đào tạo ngành học này là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ thông tin về ngành học, có thể tham khảo thêm thông tin trên cổng thông tin trực tuyến của trường xét tuyển.

6. Cơ hội việc làm ngành Đô thị học

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Đô thị học, sinh viên sẽ được cung cấp đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng các công việc cụ thể như:

Nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng, tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội;

Đảm nhiệm việc tư vấn điều phối, quy hoạch kinh tế – xã hội, thiết kế và xây dựng chính sách, thẩm định và đánh giá các dự án có liên quan đến việc phát triển đô thị…

Với các công việc nêu trên, bạn có thể làm việc tại những vị trí như:

  • Các cơ quan công quyền ở các cấp quản lý hành chánh khác nhau (Sở Quy hoạch Kiến trúc, Phòng Quản lý đô thị – xây dựng…), các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế…
  • Bạn cũng có thể tham gia hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu có liên quan đến Đô thị học và Quản lý đô thị hay học lên trình độ chuyên môn cao hơn tại một số chuyên ngành như Khoa học quản lý, Nhân học, Xã hội học…

Cơ hội việc làm ngành Đô thị học luôn rộng mở

Cơ hội việc làm ngành Đô thị học luôn rộng mở

7. Mức lương của ngành Đô thị học

Theo trang Kỳ thi THPT quốc gia tìm hiểu, hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Đô thị học. Theo một số chuyên gia dự đoán, mức lương của ngành dao động trong khoảng 7 – 10 triệu/ tháng, tùy từng vị trí công tác, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Đô thị học

Để có thể theo học ngành Đô thị học, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Có khả năng lập kế hoạch làm việc;
  • Có tư duy logic và hệ thống tốt;
  • Kiên trì, sáng tạo và ham học hỏi;
  • Có năng lực thẩm mỹ, nhận thức và tạo dựng cái đẹp;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết sẽ đem đến những tin tức hữu ích, giúp thí sinh tìm hiểu thông tin ngành học hiệu quả.

Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *