Tổng quan về ngành Kinh tế Nông nghiệp

Trong những năm gần đây, Kinh tế nông nghiệp được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa, vì khả năng cơ hội tìm kiếm việc làm rất lớn. Các thí sinh có thể tham khảo thông tin về ngành học trong bài viết sau đây.

Tổng quan về ngành kinh tế nông nghiệp

1. Tìm hiểu ngành Kinh tế nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp (tiếng Anh là Agricultural Economics) là chuyên ngành đào tạo cử nhân kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vứng kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, có năng lực chuyên môn về kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, có khả năng phân tích, hoạch định chính sách, quản lý cũng như giải quyết các vấn đề về kinh tế…
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho người học các kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu kinh tế và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về kinh tế học, có những kiến thức chuyên sâu về kinh tế học thể chế và kinh tế chính trị học hiện đại; có phương pháp tư duy khoa học; có khả năng vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu, giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp

Để biết được ngành Kinh tế nông nghiệp học những gì, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.

Thông tin được trang Kỳ thi THPT Quốc gia cập nhật cụ thể như sau:

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Lý luận chính trị
1:Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2:Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3:Tư tưởng Hồ Chí Minh
4: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Khoa học xã hội – Nhân văn – Nghệ thuật
5: Pháp luật đại cương
6: Địa lý kinh tế
7: Khoa học môi trường
8: Quản lý nhà nước về kinh tế
9: Tâm lý học đại cương
10: Xã hội học đại cương

Ngoại ngữ
11: Tiếng Anh cơ bản 1
12:Tiếng Anh cơ bản 2
13:Tiếng Anh cơ bản 3

Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường
14: Tin học ứng dụng
15: Toán ứng dụng trong kinh tế
16: Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng – an ninh

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

Kiến thức của khối ngành
17: Kinh tế vi mô 1
18: Kinh tế vĩ mô 1
19: Nguyên lý kế toán
20:Quản trị học
21:Tài chính – tiền tệ 1

Kiến thức ngành, chuyên ngành

Kiến thức chung của ngành
22: Kinh tế vi mô 2
23: Kinh tế vĩ mô 2
24: Kinh tế môi trường
25: Kinh tế phát triển
26: Phương pháp nghiên cứu
27: Marketing căn bản
28: Luật kinh tế

Kiến thức chuyên sâu của ngành
29: Kinh tế nông nghiệp
30: Kinh tế lâm nghiệp

31: Kinh tế nuôi trồng thủy sản
32: Lập và quản lý dự án phát triển nông thôn
33: Hệ thống nông nghiệp và tài nguyên
34: Phát triển nông thôn
35: Marketing nông nghiệp
36: Kinh tế nông hộ và trang trại
37: Phân tích chính sách nông nghiệp
38: Phân tích lợi ích – chi phí
39: Quản trị kinh doanh nông nghiệp
40:Kinh tế tài nguyên
41:Kinh tế và quản lý tài nguyên tái sinh
42:Thị trường và giá cả
43:Quản trị chất lượng trong nông nghiệp
44:Các phương pháp nghiên cứu nông thôn
45:Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
46:Chuỗi giá trị nông sản
47:Thương mại và môi trường
48:Quản lý môi trường nông nghiệp
49:Kinh tế lượng

Kiến thức bổ trợ
50:Thống kê nông nghiệp
51:Đánh giá tác động môi trường
52:Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
53:Chăn nuôi cơ bản
54:Kỹ thuật trồng trọt
55:Môi trường và phát triển
56:Tiếng Anh chuyên ngành

Thực tập nghề nghiệp
57:Thực tập nghề nghiệp

Thực tập cuối khóa
58:Khóa luận cuối khóa
59:Chuyên đề tổng hợp
60:Chuyên đề thực tập cuối khóa

4. Các khối thi vào ngành Kinh tế nông nghiệp

– Mã ngành : 7620115

– Ngành Kinh tế nông nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00: Toán – Lý – Hóa học
A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
B02: Toán – Sinh học – Địa lý

4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế nông nghiệp

Điểm chuẩn ngành Kinh tế nông nghiệp được xét theo điểm thi THPT Quốc gia và điểm xét học bạ THPT.

Với phương thức xét kết quả thi THPT: trong khoảng 13 – 21 điểm.
Với phương thức xét học bạ THPT: trong khoáng 18 – 20 điểm.

5. Các trường đào tạo Kinh tế nông nghiệp

Hiện nay, ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp sau:

– Khu vực miền Bắc:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Tân Trào
Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
Đại học Lâm nghiệp
– Khu vực miền Trung:

Đại học Kinh tế – Đại học Huế
Đại học Vinh
Đại học Quang Trung
Đại học Tây Nguyên
– Khu vực miền Nam:

Đại học Cần Thơ

Các thí sinh tìm hiểu về ngàng Kinh tế Nông nghiệp

6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế nông nghiệp

Theo các trang tuyển sinh Đại học Cao đẳng, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận một số vị trí công việc dưới đây:

Trong các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương trong lĩnh vực kinh tế hoặc liên quan đến kinh tế.
Các cơ quan hoạch định, quản lý, chỉ đạo, thực hiện chính sách nông nghiệp và nông thôn.
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Các tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp nông nghiệp, Trang trại, Cơ sở chế biến, marketing, nông lâm thuỷ sản, các hợp tác xã, tổ chức tài chính và ngân hàng.
Giảng dạy về kinh tế trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: các tổ chức nghiên cứu và đào tạo liên quan đến nông nghiệp; Có khả năng tự nghiên cứu trong các viện nghiên cứu kinh tế thuộc các bộ ngành, các trường đại học.
Làm việc trong các tổ chức Quốc tế, các công ty tư vấn về kinh tế; các tổ chức xã hội nghề nghiệp và nông thôn; các chương trình về phát triển nông thôn, cộng đồng, các công ty kinh doanh vật tư, chế biến…
Các sở nông, lâm nghiệp, địa chính, kế hoạch đầu tư ở các tỉnh, phòng kế hoạch, kinh tế ở các huyện.
Các viện nghiên cứu kinh tế, viện nghiên cứu liên quan đến nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Các công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản.
Các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ.

7. Mức lương ngành Kinh tế nông nghiệp

Đây được đánh giá là ngành học có tính cạnh tranh cao tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của mỗi người. Mức lương ngành Kinh tế nông nghiệp dao động trong khoảng 6 – 12 triệu/ tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế nông nghiệp

Để có thể theo học ngành Kinh tế nông nghiệp, người học cần có một số tố chất dưới đây:

Khả năng phân tích và định hướng;
Khả năng làm việc độc lập và chủ động;
Có khả năng xác định và tổ chức;
Kỹ năng giao tiếp và trình độ tiếng Anh;
Khả năng làm việc nhóm và tập hợp thành viên;
Cập nhật và vận dụng công cụ, phần mềm để đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Kinh tế nông nghiệp, hy vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc và giúp các bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *