Việc đăng ký mất cân đối giữa các ngành đang là vấn đề khiến các trường ĐH đau đầu, có ngành đăng ký vượt mức xét tuyển 200%, có ngành không mở đủ lớp để dạy. Việc quá trình tuyển sinh, đào tạo khi bị mất cân đối sẽ xảy ra hiện tượng chồng chéo, làm méo mó cơ cấu nguồn nhân lực.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Hà Nội gấp rút công tác chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
- Ôn thi lý thuyết môn Hóa THPT Quốc gia hiệu quả trong 30 ngày.
Các trường “đau đầu” vì tuyển sinh trong mùa thi THPT Quốc gia 2018
Lỗ “hổng” trong việc tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2018
Theo nhận định của chuyên gia việc mất cân đối số lượng thí sinh đăng ký vào các ngành trong trường sẽ khiến các trường rất khó khăn khi tuyển sinh. Cho đến giờ, việc ngành tuyển không hết, ngành tìm không ra vẫn là bài toán mà các trường Đại học vẫn chưa giải quyết được triệt để.
PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ số liệu trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT gửi về thì trường nhận được khoảng hơn 53.000 nguyện vọng đăng ký. Trong khi đó, chỉ tiêu của trường chỉ là 6.500. Trong đó, nguyện vọng 1 đạt khoảng 70% chỉ tiêu. Từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 3 đạt khoảng gần 140% chỉ tiêu.
Theo thông tin tuyển sinh Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội tổng số nguyện vọng thí sinh đăng ký về trường cao hơn năm 2017. Số nguyện vọng 1 ở cơ sở Hà Nội khoảng gần 2.000, nguyện vọng 2 khoảng 2.500, chỉ tiêu năm nay của trường là 3.500. Tuy nhiên, theo đại diện trường này cho biết, con số này chưa nói lên được điều gì. Ông cho biết thêm, số thứ tự nguyện vọng đăng ký vào trường cũng rất phong phú. Từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng trên 10.
Lỗ “hổng” trong việc tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2018
ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cũng nhận được khoảng 6.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường. Trong đó, số lượng nguyện vọng 1 là khoảng 1.600. Còn tại ĐH Đà Nẵng, số lượng nguyện vọng 1 đăng ký vào trường cũng tăng hơn năm 2017 khoảng vài nghìn. Tuy nhiên, năm nay chỉ tiêu của trường có tăng hơn năm trước một chút vì có thêm một trường ĐH được thành lập từ trường Cao đẳng là Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật.
Các trường “hoảng” vì vượt mức chỉ tiêu tận 200%
Khi nhận dữ liệu từ Bộ chuyển về, nhiều trường ĐH phát “hoảng” vì mất cân đối số lượng hồ sơ đăng ký giữa các ngành.
Đại diện trường ĐH Đà Nẵng cho biết, ngành Công nghệ thông tin và ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của trường có số lượng nguyện vọng đăng ký rất lớn. Thậm chí có người còn hài hước chia sẻ: Phải chăng do thí sinh ra đường thấy Việt Nam nhiều ô tô quá nên chọn ngành học này?
Bên cạnh đó, ngành công nghệ ô tô của trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải cũng đón nhận rất nhiều nguyện vọng đăng ký của thí sinh. Ước tính của trường nguyện vọng vào ngành này vượt khoảng 200% chỉ tiêu. Trong khi đó, một số ngành khác lại có số lượng nguyện vọng đăng ký không lớn.
Các trường “hoảng” vì vượt mức chỉ tiêu tận 200%
Tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngành công nghệ thông tin của trường vẫn giữ vị trí quán quân khi thu hút được lượng lớn nguyện vọng đăng ký. Một số ngành những năm trước tuyển sinh có khó hơn thì năm nay đã khởi sắc như Kỹ thuật thực phẩm, kỹ thuật sinh học. Nhưng một số ngành Kỹ thuật hóa học và Kỹ thuật môi trường chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của thí sinh.
T.S Y Dược Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Cao đẳng Dược TPHCM, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, năm nay số lượng hồ sơ đăng ký học các ngành Y Dược như Dược, Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân là do Nhà trường sử dụng phương án xét tuyển là xét học bạ THPT, miễn thi. Bên cạnh đó, ngành Y Dược là một trong những ngành có cơ hội việc làm rất cao.
Một điểm mới của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 và xét tuyển Đại học, Cao đẳng là các trường được quyết định điểm sàn riêng cho trường. Nhiều ý kiến cho rằng với các trường top trên, điểm sàn của Bộ GD&ĐT hàng năm không có ý nghĩa. Vì các trường lấy điểm chuẩn trên sàn rất nhiều.
Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp