Bộ đang xem xét rút ngắn thời gian học Cấp III lại

Bộ GD-ĐT cho biết đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thay vào đó sẽ rút ngắn thời gian học lại như hiện tại.

Học sinh lớp 12 năm nay dự thi tốt nghiệp. Ảnh minh họa.

Bộ đang xem xét rút ngắn thời gian học Cấp III lại

Cụ thể, ngoài việc thay đổi tên gọi Kỳ thi THPT quốc gia thành kỳ thi tốt nghiệp bắt đầu từ năm nay để cho phù hợp với Luật giáo dục thì bắt đầu từ năm học tới Bộ GD&ĐT đang xem xét rút ngắn thời gian học đồng thời  tăng thời gian trải nghiệm của học sinh, giáo viên cũng như là thời gian nghỉ hè.

Cụ thể, trong cuộc họp ngày 30/6, Bộ GD&ĐT cho biết đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021 đối với các cấp học bao gồmgiáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thay thế cho Quyết định số 2071/QĐ-BGD&ĐT đã áp dụng từ năm học 2017 – 2018.

Theo đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020 – 2021 là ngày 5/9/2020. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng ra quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng, thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là vào ngày 1/9.

Ngoài ra Bộ GD&ĐT cũng cho biết, thời gian thực học của học sinh đối với các hệ giáo dục trung học cơ sở (cấp II) cũng như hệ giáo dục trung học phổ thông (cấp III) sẽ có sự thay đổi. Cụ thể, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà và giảm nội dung dạy học để phục vụ việc giảm tải chương trình học.

Qua đó, thời gian thực học của học sinh cấp II, cấp III sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần  thay 37 tuần như hiện tại. Tức là rút ngắn hơn gần nửa tháng, với thời gian này, học sinh cấp trung học cơ sở và học sinh cấp trung học phổ thông sẽ có thời gian thực học tương đương học sinh cấp tiểu học. Việc làm này nhằm mục đích tăng thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên và học sinh các cấp học trung học.

Học sinh trung học phổ thông. Ảnh minh họa

Trả lời về vấn đề thông tin tuyển sinh giáo dục, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết việc Bộ quán triệt các đơn vị không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng không chỉ được áp dụng ở riêng năm học 2020 – 2021 mà sẽ còn được áp dụng cả ở các năm học tiếp theo.

Một điều đặc biệt khác chính là việc Bộ GD&ĐT cũng đang dự thảo quy chế quản lý dạy học trực tuyến ở bậc phổ thông. Quy chế này sẽ tạo hành lang để hình thức dạy học trực tuyến được công nhận như một phương thức bổ trợ cho dạy học trực tiếp và được công nhận kết quả. Việc thực hiện tốt dạy học trực tuyến sẽ giúp tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh, giáo viên.

Ngoài việc xem xét rút ngắn thời gian học của học sinh các cấp thì mới đây Bộ GD&ĐT cũng công bố số liệu thí sinh đăng ký tham gia thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay trên cả nước. Theo đó, cả nước năm nay có hơn 895 nghìn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có hơn 640 nghìn em đăng ký xét tuyển Đại học Cao đẳng.

Theo chia sẻ của giảng viên Trường Trung học phổ thông Sài Gòn Hơn 255 nghìn thí sinh không tham gia xét tuyển vào các trường Đại học Cao đẳng mà chỉ tham gia thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp, chiếm tỷ lệ 28,5%. Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục là đơn vị có nhiều thí sinh đăng ký dự thi công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường Đại học nhất với hơn 80.000 thí sinh đăng ký. Tiếp theo là Sở GD&ĐT TPHCM với hơn 74.000 thí sinh đăng ký.  Năm nay, Bộ GD&ĐT cũng tiến hành cấp 500.000 chỉ tiêu đào tạo trình độ Đại học cho tất cả các trường Đại học trên cả nước.

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp tin tức giáo dục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *