Nắm được những bí kíp đạt điểm cao môn Lịch sử trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 sẽ giúp các sĩ tử đạt được số điểm như mong muốn để nắm chắc suất vào ngôi trường ĐH, CĐ mình yêu thích.
- Khi chọn ngành nghề các sĩ tử thường mắc phải sai lầm gì?
- Bí quyết đạt điểm cao phần Nghị luận Văn học trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
- Các dạng bài tập Toán hay gặp trong đề thi THPT quốc gia để lấy điểm 9,10
Bí quyết “ẵm trọn” điểm 10 môn Lịch sử trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Môn Sử là một môn học nghiên cứu sâu về những gì đã trải qua trong quá khứ, mang tính sâu chuỗi các sự kiện, vì thế dù bạn chọn môn sử làm môn thi THPT Quốc gia hay dùng dể xét tuyển Đại học đều đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức chuyên sâu, dành thời gian ôn luyện rất nhiều. Thời gian ôn thi cho Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 không còn nhiều, vì thế bạn cần nắm được cách ôn thi khoa học để nắm vững kiến thức sâu rộng nhất.
Xây dựng sơ đồ tư duy môn Lịch sử
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh rèn luyện được tính chủ động, tích cực và huy động được tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học sinh của mình. Mặt khác phương pháp học này cũng vận dụng tối ưu được các kiến thức, sâu chuỗi các sự kiện có liên quan giúp các em học sinh có thể học nhanh và nhớ lâu hơn mà không bị bỏ sót kiến thức. Đây là phương pháp ôn thi rất khoa học có thể áp dụng ở nhiều môn.
Sắp xếp trình tự các sự kiện
Mặc dù năm nào Bộ Giáo dục cũng đưa ra đề thi minh họa nhưng các thí sinh cũng không nên dựa vào và chỉ học tủ, vì có thể những câu hỏi khó hiểu cùng với cách đặt bẫy trong đáp án sẽ gây hoang mang cho chúng ta. Vì thế việc sắp xếp trình tự các thời gian của sự kiện là điều cần thiết, cũng là cách để bạn không bị mất bình tĩnh, nắm được các sự kiện quan trọng mà không sợ nhầm lẫn hay bỏ sót.
Xây dựng sơ đồ tư duy môn Lịch sử
Phân biệt các khía cạnh của sự kiện
Các thí sinh muốn học tốt các môn xã hội thì cần phân tích được đâu mà mấu chốt vấn đề, đâu là trọng tâm của câu hỏi để xoáy sâu vào chúng, ví dụ với môn Lịch sử phải phân biệt rõ đâu là mục tiêu, đâu là chiến lược, hay ý nghĩa của các trận đánh. Công việc này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng khi bước vào bài thi sẽ có những tâm trạng lo lắng khiến cách làm bài không chuẩn, có những ý bị trùng lặp. Vì thế khi phân tích được vấn đề cũng như nắm được ý nghĩa của các mốc lịch sử thì đề thi dù khó đến đâu bạn cũng có thể dễ dàng diễn giải được ý hiểu của mình.
Luyện đề thi môn Lịch sử thường xuyên
Ở môn học nào cũng vậy nếu bạn dành thời gian ôn luyện đề thường xuyên có thể giúp bạn học được cách phân tích đề, cách làm bài, và các dạng đề thi thường gặp, đặc biệt có thể kiểm tra lượng kiến thức của mình đến đâu, có ‘lỗ hổng” thì có thể lấp đầy.
Ngoài các bí quyết trên thì các thí sinh cũng nên dành một không gian riêng để rèn luyện, tập trung cao độ ôn thi ở một khoảng thời gian nhất định, bởi các tác động bên ngoài sẽ ảnh hưởng xấu khiến bạn không thể nào tập trung tâm trí vào một việc, nên việc ngăn chặn những tiếng ồn sẽ đánh lạc hướng bạn và giúp bạn tập trung hơn, ôn thi hiệu quả, nhớ lâu hơn.
Theo chia sẻ của giảng viên Trường THPT Sài Gòn Thời gian ôn luyện Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 không còn nhiều nữa, vì thế các thí sinh cần tăng tốc cảm biến và lập cho mình một kế hoạch học tập ôn thi hiệu quả!
Chúc các sĩ tử đạt được điểm cao trong kỳ thi quan trọng của cuộc đời!
Nguồn: thptquocgia.org