Điểm trúng tuyển ĐH năm nay sẽ tăng do đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia được nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá là khá dễ thở và phổ điểm năm nay sẽ rất cao.
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Đà Nẵng ưu tiên xét nghiệm học sinh diện F1
- Phân loại 4 nhóm thí sinh vừa thi THPT quốc gia vừa phòng dịch
- Rà soát sức khỏe thí sinh trước khi tham gia thi TN 2020
Thí sinh sau khi rời khỏi phòng thi TN năm nay
Điểm chuẩn ĐH tăng vì đề thi năm nay dễ
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã kết thúc lần 1 với hơn 95% thí sinh dự thi nội dung, độ khó của đề thi đợt này được thí sinh và giáo viên đánh giá căn bản, dễ hơn so với các năm trước. Cùng niềm vui vì đề dễ, thí sinh, giáo viên băn khoăn và nhận định điểm chuẩn sẽ tăng.
Cụ thể theo cô Nguyễn Thị Nhung, giáo viên luyện thi tại Hà Nội, cho rằng với độ khó của đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, phổ điểm sẽ cao hơn so với năm ngoái.
Cụ thể, với môn Ngữ văn, điểm dao động chủ yếu ở mức 6-7 điểm. Muốn đạt điểm 8 đến trên 9, thí sinh phải biết phân bổ thời gian hợp lý để làm bài nếu không sẽ không đủ vì đề không khó nhưng dài.
Ở môn Lịch sử, Địa lý, phổ điểm chủ yếu rơi vào mức 7-8. Để đạt điểm 9-10, thí sinh cần nắm vững kiến thức, hiểu bản chất, biết so sánh, đối chiếu.
Trong khi đó, thầy Nguyễn Hữu Định – Trưởng phòng Khảo thí chất lượng giáo dục cho rằng phổ điểm của môn Sử sẽ nằm trong khoảng 2,5-4.
“Đề Sử năm nay được đánh giá là khá khó với các em chọn tổ hợp xã hội xét tốt nghiệp và dễ với thí sinh chọn Lịch sử để xét tuyển đại học. Nhưng chủ yếu học sinh chọn môn học này chỉ để xét tốt nghiệp, chống liệt nên phổ điểm môn này sẽ không cao”, thầy Định cho hay .
Trong khi đó theo thầy Vũ Khắc Ngọc, giáo viên dạy Hóa tại Hà Nội, lại cho rằng phổ điểm nhìn chung tương tự năm ngoái khi đề thi gồm 70% câu dễ và 30% câu mang tính phân loại.
Thầy Ngọc cho biết khi kỳ thi đổi từ Kỳ thi THPT quốc gia sang tốt nghiệp trung học phổ thông đề minh họa của Bộ GD&ĐT từ tháng 4 thể hiện tính chất để xét tốt nghiệp.
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp tại 1 điểm thi tại Hà Nội
Song, đề thi chính thức vẫn có tính phân hóa, mang tính chất của kỳ thi 2 trong 1. Câu hỏi để xét tốt nghiệp chiếm khoảng 70%. 30% còn lại nội dung có tính phân hóa, phân loại các đối tượng thí sinh khác nhau. Đây là căn cứ để các trường có thể sử dụng kết quả thi để xét tuyển.
Tuy nhiên, 3 đề Toán, Văn, Tiếng Anh đều rất dễ. Thầy Ngọc đánh giá có lẽ bộ theo chủ trương đề môn thi bắt buộc dễ. Trong khi đó, bài thi Khoa học Tự nhiên có phân hóa cao. Vật lý, Hóa học, Sinh học đều được đánh giá phân hóa tốt, đề tương đối khó.
Riêng môn Hóa học, phổ điểm tập trung vào 4-6. Song, phần lớn thí sinh sử dụng điểm môn học này để xét tuyển đại học sẽ không khó khăn để đạt điểm 7. Mức cao hơn đòi hỏi năng lực tốt. Điểm 10 không nhiều.
“Thực ra, tất cả môn đang có mục tiêu xét tốt nghiệp, với 70% câu hỏi rất dễ, 30% là con số nhỏ khiến các câu đều khó để phân loại thí sinh. Nếu sang năm, kết quả thi vẫn được dùng để xét tốt nghiệp và tuyển sinh, bộ cần cân bằng hơn giữa hai mục tiêu”, thầy Ngọc cho hay.
Cũng theo đánh giá của nhiều chuyên gia tuyển sinh cho biết thì điểm chuẩn năm nay sẽ tăng, dự đoán điểm chuẩn của trường xét tuyển bằng tổ hợp D1 (Toán, Văn, Anh) sẽ cao hơn đáng kể so với năm trước.
Các trường Đại học, Cao đẳng thường xét tuyển một ngành bằng nhiều tổ hợp song lại lấy chung mức điểm trúng tuyển tạo ra sự không công bằng giữa các khối thi. Tức một ngành vừa lấy khối D1 vừa A1 hoặc D7, thí sinh thi khối D lợi thế hơn đây cũng là điều mà các chuyên gia khuyên thí sinh nên cân nhắc trong lần điều chỉnh nguyện vọng sắp tới.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.