Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội trong năm 2023 dự kiến diễn ra trong 3 đợt: tháng 5, 6, 7 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham gia.
- Dự kiến không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên
- Tuyển sinh năm 2023: Kỳ thi ĐGNL sẽ có những thay đổi thuận lợi cho thí sinh
- Xét tuyển đại học 2022: Thí sinh còn cơ hội xét tuyển vào những trường đại học nào?
Tin tức từ ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Pasteur, đại diện trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết tại buổi tổng kết công tác tuyển sinh năm học 2022-2023 vừa diễn ra cách đây vài ngày , Nhà trường đã lên kế hoạch giữ ổn định ba phương thức tuyển sinh gồm
- Xét tuyển tài năng
- Xét điểm kỳ thi đánh giá tư duy
- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT
Đối với kỳ thi đánh giá tư duy, Nhà trường dự kiến được tổ chức 3 đợt vào tháng 5, 6 và 7 năm 2023, tăng 2 đợt so với các năm trước. Năm vừa rồi, kỳ thi này thu hút hơn 7.100 thí sinh tham dự và có hơn 20 trường sử dụng kết quả để xét tuyển.
Tuy nhiên hiện tại, trường Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn chưa công bố chỉ tiêu và các điều kiện xét tuyển cụ thể cho từng phương thức. Năm 2022, trường dành 10-20% trong gần 8.000 chỉ tiêu để xét tuyển tài năng, 50-60% cho kết quả thi đánh giá tư duy, còn lại dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Hồi tháng 07/2022, PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm khoảng 20-30% chỉ tiêu trong các năm tới. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh tại các vùng, miền, đặc biệt những em không thể tiếp cận, di chuyển tới địa điểm tổ chức thi tư duy.
Đối với một số ngành cạnh tranh cao như Tự động hóa, Công nghệ thông tin, trường sẽ không tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp mà “khả năng cao” dành toàn bộ chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi đánh giá tư duy. “Trường phải chọn lựa gắt gao thì mới có nguồn sinh viên chất lượng, nhất là ở những ngành khó, tỷ lệ đào thải cao”, ông Điền nói.
Năm 2022, điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp của trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ 23,03 đến 28,29. Ngành Kỹ thuật máy tính có đầu vào cao nhất. Hai ngành có điểm chuẩn cao tiếp theo là Kỹ thuật Điều khiển – Tự động hóa 27,61đ và Công nghệ thông tin (Việt – Nhật) 27,25đ
Các ngành có đầu vào thấp nhất là Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật in, Kỹ thuật môi trường, Quản lý tài nguyên và môi trường.
Mức học phí dự kiến đối với khóa nhập học năm 2022
- Từ 24 đến 30 triệu đồng một năm đối với chương trình chuẩn (tùy ngành học)
- Từ 35-60 triệu đối với các chương trình ELITECH
- Từ 42-45 triệu với chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế.
- Đối với chương trình đào tạo quốc tế, học phí là 25-30 triệu đồng một kỳ.
Các mức này có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 8% mỗi năm.
Tổng hợp bởi: Kỳ thi THPT Quốc Gia