Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã kết thúc nhưng những diễn biến, dư âm của kỳ thi thì vẫn “nóng” với cuộc tranh cãi “nảy lửa” về đề thi. Cùng với đó là những lo ngại về áp lực học tập đến “bạc mặt” của lứa học sinh 2001.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Thi thpt quốc gia 2018 đã có điểm 10 môn GDCD
- Không công bố điểm thi thpt quốc gia trước ngày 11.7
Tranh cãi “nảy lửa” về đề thi THPT Quốc gia 2018: Teen 2k1 “hoang mang”
Phổ điểm thấp, hiếm điểm 10
Có lẽ chưa bao giờ những tranh luận về đề thi lại xuất hiện nhiều và dài như vậy. Ngay khi kết thúc môn thi đầu tiên, đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia đã có những tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, ở câu số 2 nhầm lẫn khái niệm giữa “yếu tố tự nhiên” và “thành phần tự nhiên”.
Trái với ý kiến trên, một giáo viên trường THPT chuyên Vĩnh Phúc khẳng định đề thi không sai sót, hai khái niệm “yếu tố tự nhiên” và “thành phần tự nhiên” giống nhau, đều là bộ phận lớp vỏ cảnh quan, địa lý.
Điều gây tranh luận nhiều nhất là ở đề Toán khi một số giáo sư, tiến sĩ, thầy giáo nổi tiếng cũng không hoàn thành trong 90 phút. GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng, chuyên gia đầu ngành về Đại số của ĐH Quốc gia Hà Nội nhận xét: “Với 90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu của đề thi”.
Nhiều chuyên gia đề nghị Bộ GD&ĐT công khai cách chọn phương án đúng, cách giải từng bài toán cho các đề thi để làm rõ đề thi có phù hợp hay không.
Lý giải về điều này, Bộ GD&ĐT cho rằng, đề năm nay khó là hiển nhiên bởi nội dung kiến thức rộng hơn và chủ trương ra đề khó nhằm mục đích tăng mức phân loại học sinh. Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng tất cả các ý kiến nêu ra đề dài và khó mới là những dự đoán và chỉ được xác thực sau khi hoàn tất công tác chấm thi trên phạm vi toàn quốc. Dựa trên dữ liệu điểm thi của thí sinh, Bộ GD&ĐT sẽ công bố phân tích phổ điểm của các môn thi, bài thi để đánh giá về đề của kỳ thi này.
Phổ điểm thấp, hiếm điểm 10
Học sinh “bạc mặt” vì học
Những quan điểm, lời giải thích của Bộ GD&ĐT về đề thi khó và dài dường như chưa làm thỏa lòng nhiều người quan tâm. Thầy Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bày tỏ: “Theo dõi các kỳ thi nhiều năm nay, tôi cho rằng chưa bao giờ có sự phản hồi một cách tiêu cực từ phía học sinh về đề thi như vậy, kể cả giai đoạn còn thi tự luận”.
Ông Thắng cho rằng, việc tăng cường câu hỏi và mức độ khó của đề không có lộ trình mà khó ngay như vậy thì học sinh trung bình, học sinh khá, học sinh giỏi khó phân biệt. Việc này giống như đưa ra một tảng đá quá nặng để phân biệt kẻ yếu, người khoẻ mà tất cả đều không bê được thì cũng như nhau hết.Như vậy, lứa học sinh 2001 và giáo viên sẽ gặp áp lực lớn để ôn tập sao cho phù hợp đề thi.
Cần có sự thay đổi từ Bộ trong kỳ thi THPT Quốc gia
Để hạn chế những áp lực đối với học sinh, nhiều giáo viên đã kiến nghị Bộ cần có cải tiến một số việc như giảm độ khó, công bố đề minh họa sớm ngay từ đầu năm học.
Cùng với kiến nghị thay đổi về đề thi, nhiều giáo viên cũng cho rằng cần đổi mới mạnh mẽ cách dạy và học trong nhà trường, với phương thức ra đề mới đã không “có cửa”, không chấp nhận cho những học sinh học thuộc lòng sách giáo khoa.
Cần có sự thay đổi từ Bộ trong kỳ thi THPT Quốc gia
Theo GS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng việc thi THPT Quốc gia còn một số điểm chưa hợp lý. Tại sao phải tổ chức một kỳ thi áp lực và nặng nề như hiện nay, đặc biệt là công tác chuẩn bị sao cho coi thi nghiêm túc, cho thí sinh không sử dụng tài liệu.
Với thời buổi công nghệ hiện đại, chúng ta nên ra đề theo hướng thực tiễn, cho phép học sinh được sử dụng tài liệu để làm bài. Việc cấm sử dụng tài liệu như vậy khiến cho kỳ thi cũng chỉ là dùng trí nhớ. Trong khi nhà trường đang khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, phòng học thông minh, máy tính, Internet… nhưng đến lúc đi thi lại cấm?
Ngoài ra, đề thi được đánh giá là đang chuyển dần sang xu hướng học để hiểu. Học sinh không chỉ học hoàn toàn trong SGK, mà còn cần có kiến thức xã hội, không chỉ học thuộc lòng mà phải học để hiểu vấn đề, không học dàn trải mà nên tập trung vào các từ khóa. Từ đề thi, giáo viên cũng cần thay đổi cách dạy, không chỉ tập trung kiến thức sách giáo khoa mà cần liên hệ, mở rộng kiến thức xã hội và thực tế, không chỉ trang bị kiến thức mà còn phải rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cần thiết, thậm chí là những mẹo để ghi nhớ kiến thức tốt hơn và đạt hiệu quả hơn.
Nguồn: thptquocgia.org