Tổng quan đầy đủ về ngành Nhân học

Mặc dù còn khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng ngành Nhân học được xem là ngành  nghề có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai cùng với vị trí việc làm vô cùng hấp dẫn.

Tổng quan đầy đủ về ngành Nhân học Tổng quan đầy đủ về ngành Nhân học

1. Tìm hiểu ngành Nhân học

Nhân học (tiếng Anh là Anthropology) là một ngành nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là nguồn gốc, sự phát triển, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật của con người. Phạm vi nghiêm cứu của Nhân học rất rộng, bởi vậy, chúng ta có thể tóm gọn lại rằng Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và nguồn gốc của con người.

Ngành Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về con người trong mối quan hệ cộng đồng trên các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa… nghiên cứu mọi hình thái sinh học, kinh tế – xã hội – văn hóa của con người trong các cộng đồng cư dân, dân tộc với nếp sống khác nhau và trong nhiều thời kỳ khác nhau. Nhân học được phân thành 5 lĩnh vực, bao gồm nhân học hình thể, khảo cổ học, nhân học văn hóa – xã hội, nhân học ngôn ngữ và nhân học ứng dụng.

Chương trình đào tạo ngành Nhân học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về lý luận, phương pháp nghiên cứu các chuyên ngành, đặc biệt là nắm vững kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn của ngành nhân học như vấn đề dân tộc, tôn giáo, đô thị, văn hóa dân tộc người… Ngành này cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về ngành Nhân học, về các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để đào tạo người học trở thành các nhà nhân học chuyên nghiệp có kiến thức cơ bản, có khả năng ứng dụng tri thức nhân học vào thực tiễn công việc và cuộc sống.

2. Chương trình đào tạo ngành Nhân học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Nhân học trong bảng dưới đây.

Chương trình đào tạo ngành Nhân học Chương trình đào tạo ngành Nhân học Chương trình đào tạo ngành Nhân học Chương trình đào tạo ngành Nhân học Chương trình đào tạo ngành Nhân học

3. Các khối thi ngành Nhân học

– Mã ngành: 7310302

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Nhân học:

  • A00:Toán, Vật lí, Hóa học
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
  • D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
  • D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
  • D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung

4. Điểm chuẩn ngành Nhân học

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Nhân học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 16 – 20 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Nhân học

Ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Nhân học, chỉ có các trường sau:

6. Cơ hội việc làm ngành Nhân học

Với những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nhân văn được trang bị trong trường học, sinh viên ngành Nhân học khi ra trường có cơ hội làm việc trong nhiều ngành nghề thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn với các vị trí công việc sau:

  • Cán bộ Ban dân tộc, Ban tôn giáo;
  • Cán bộ Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng Tổ chức – Cán bộ;
  • Cán bộ Ban Tuyên giáo, Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch;
  • Biên tập viên, phóng viên của các tờ báo viết và các trang báo điện tử;
  • Biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên của các đài phát thanh, truyền hình;
  • Giảng dạy, nghiên cứu về vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, xã hội…
  • Quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, quản lý điều hành các tour du lịch…
  • Chuyên gia quản lý dự án; chuyên gia đánh giá hiệu quả của dự án nhận tài trợ;
  • Cán bộ chuyên trách về vấn đề dân tộc, tôn giáo… trong các cơ quan quân đội, công an…

Cơ hội việc làm rộng mở khi theo đuổi ngành Nhân học

Cơ hội việc làm rộng mở khi theo đuổi ngành Nhân học

Với những vị trí công việc trên, sau khi ra trường bạn có thể làm việc tại:

  • Các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương liên quan đến ngành học về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa;
  • Các cơ quan truyền thông: cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…
  • Các viện và các trung tâm nghiên cứu, cũng như ở các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội; các trường đại học, cao đẳng có ngành học liên quan;
  • Các công ty, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học;
  • Các cơ quan quân đội, công an…

7. Mức lương ngành Nhân học

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Nhân học. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong đơn vị, cơ quan của nhà nước thì sẽ được hưởng mức lương cơ bản tính theo quy định hiện hành. Còn nếu bạn làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp thì tùy thuộc vào vị trí, năng lượng và kinh nghiệm mà sẽ có mức thu nhập khác nhau.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Nhân học

Ngành Nhân học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt để thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên theo Góc sinh viên, các yếu tố sau được coi là những tài sản quan trọng giúp bạn thành công với Nhân học:

  • Đam mê nhân học, ham mê học hỏi và nghiên cứu là một trong những chìa khoá để vươn tới thành công.
  • Khả năng làm chủ một ngoại ngữ thông dụng sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, vươn dài cánh tay ra bên ngoài biên giới quốc gia.
  • Nếu có thêm khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy rõ ràng thì dường như bạn là người có duyên với nhân học.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết giới thiệu sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Nhân học và nếu bạn yêu thích ngành học thú vị này thì hãy mạnh dạn đăng ký xét tuyển vào các trường đại học để có cơ hội học tập trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé.

Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *