Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Có nên học?

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Nếu bạn yêu thích khối ngành này hãy tìm hiểu thông tin về ngành như sau.

Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Có nên học?

1. Tìm hiểu ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (hay Truyền thông và mạng máy tính) là một trong các ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, ngành này bao gồm việc thiết kế, xây dựng, vận hành toàn bộ hạ tầng truyền tải thông tin và thiết kế, xây dựng, quản trị toàn bộ hệ thống và mạng máy tính, quản trị người sử dụng, giám sát và điều phối các hoạt động khác liên quan đến toàn bộ hệ thống, mạng máy tính. 
  • Hiện nay, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có ảnh hưởng lớn và sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, chẳng hạn như: Lĩnh vực truyền thông (Internet, mạng xã hội, báo điện tử…); Lĩnh vực giải trí (âm nhạc trực tuyến, truyền hình, game…); Lĩnh vực kinh tế (thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến…); Lĩnh vực giáo dục (đại học điện tử, giải bài toán trên mạng…); Lĩnh vực hành chính (chính phủ điện tử, văn phòng không giấy…) và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống.
  • Chương trình đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin mà còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông. Trang bị cho người học các kiến thức tổng hợp về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ; kiến thức nền tảng trong Truyền thông và mạng máy tính; kiến thức chuyên ngành theo định hướng “Mạng máy tính” như quản trị mạng, thực hành an ninh mạng, mạng không dây, phân tích và thiết kế mạng, lập trình mạng… và định hướng “Truyền thông” như truyền thông quang, truyền thông vô tuyến, truyền thông di động, truyền thông đa phương tiện.

2. Các khối thi vào ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

– Mã ngành: 7480102

– Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý

3. Điểm chuẩn ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Theo một số khảo sát, điểm chuẩn ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu dao động trong khoảng 14 – 18 điểm ( điểm chuẩn theo hình thức xét điểm thi THPT Quốc gia). Với phương thức xét học bạ THPT, điểm chuẩn của ngành khoảng 20 – 25 điểm tùy từng đơn vị tuyển sinh.

4. Các trường đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Các thí sinh muốn theo học ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Thông tin và truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Thăng Long
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nha Trang

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Quốc tế Miền Đông
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Theo giảng viên tuyển sinh đại học cao đẳng ngành nghề này, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, sinh viên có thể đảm nhận một số công việc dưới đây:

  • Thiết kế, triển khai các giải pháp hệ thống mạng truyền dẫn cho các công ty, xí nghiệp, các khu công nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet;
  • Xây dựng, tư vấn triển khai ứng dụng mạng như quản lý sản xuất, quản lý nhân viên, truyền hình hội nghị, đài phát thanh, truyền hình…
  • Quản trị hệ thống mạng: duy trì, bảo đảm hoạt động liên tục cho toàn hệ thống mạng, thi hành các kế hoạch backup, phòng chống rủi ro, hư hỏng;
  • Tư vấn, hỗ trợ bảo mật hệ thống thông tin;
  • Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng các mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu;
  • Chuyên viên vận hành, quản trị và bảo mật các hệ thống mạng và truyền thông;
  • Chuyên viên thiết kế và đảm bảo hoạt động các hệ thống mạng trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học.

Mức lương của ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu khá cao

7. Mức lương của ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Với cơ hội việc làm đa dạng, ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có mức lương mở, tùy thuộc vào vị trí làm việc và năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương cao và ổn định, dao động trong khoảng 8 – 15 triệu.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Để có thể theo học ngành nghề này, bạn cần có một số tố chất dưới đây:

  • Niềm đam mê với Công nghệ và phần mềm;
  • Có trí thông minh và khả năng sáng tạo;
  • Nhanh nhẹn, nhạy bén và có khả năng tư duy tốt;
  • Chính xác và thận trọng trong công việc;
  • Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới;
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt;
  • Có khả năng làm việc nhóm;
  • Chịu được áp lực công việc tốt.

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Hy vọng bài viết đã đem đến tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học chính xác và cụ thể nhất.

Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *