Ngành công nghệ sau thu hoạch nghe tên còn khá mới mẻ với nhiều thí sinh. Đây là ngành học đang rất tiềm năng và hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm. Sau đây là những thông tin tổng quan về ngành Công nghệ sau thu hoạch.
- Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật thực phẩm
- Tìm hiểu về Ngành Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
- Ngành Công nghệ dệt may – Những điều cần biết
Tìm hiểu về ngành Công nghệ sau thu hoạch
1.Ngành công nghệ sau thu hoạch
Công nghệ sau thu hoạch (tiếng Anh Postharvest Technology) là ngành đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về công nghệ sau thu hoạch; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong bảo quản chế biến nông sản.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo để có kiến thức cơ bản về thành phần, tính chất vật lý, sinh học, hoá học của các loại nông sản; thành phần dinh dưỡng của các loại nông sản, thực phẩm; các quá trình công nghệ bảo quản và chế biến nông sản; kỹ thuật và thiết bị bảo quản và chế biến nông sản; an toàn thực phẩm có năng lực nghiên cứu và triển khai ứng dụng vào sản xuất trong lĩnh vực bảo quản chế biến nông sản.
2.Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn chuyên ngành Công nghệ sau thu hoạch trong bảng dưới đây.
A | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
I | Lý luận chính trị |
1. | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2. | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3. | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4. | Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
II | Giáo dục thể chất |
III | Giáo dục quốc phòng |
IV | Ngoại ngữ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và MT |
5. | Ngoại ngữ không chuyên 1 |
6. | Ngoại ngữ không chuyên 2 |
7. | Ngoại ngữ không chuyên 3 |
8. | Toán cao cấp |
9. | Xác suất – Thống kê |
10. | Hóa học |
11. | Hóa phân tích |
12. | Vật lý đại cương |
13. | Tin học đại cương |
14. | Sinh học đại cương |
15. | Sinh học phân tử |
16. | Vi sinh thực phẩm |
17. | Hình họa – vẽ kỹ thuật |
V | Khoa học xã hội và nhân văn |
18. | Nhà nước và pháp luật |
19. | Xã hội học đại cương |
B | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
I | Kiến thức cơ sở ngành |
20. | Dinh dưỡng học |
21. | Vật lý học thực phẩm |
22. | Hóa sinh đại cương |
23. | Hóa học thực phẩm |
24. | Kỹ thuật thực phẩm |
25. | Sinh vật hại nông sản thực phẩm |
26. | An toàn thực phẩm |
27. | Hóa sinh thực phẩm |
28. | Nhiệt kỹ thuật |
II | Kiến thức ngành |
Bắt buộc | |
29. | Phân tích thực phẩm |
30. | Đánh giá cảm quan thực phẩm |
31. | Công nghệ chế biến nông sản |
32. | Công nghệ chế biến thực phẩm |
33. | Xử lý phế, phụ phẩm của thực phẩm |
34. | Bao gói thực phẩm |
35. | Bảo quản nông sản, thực phẩm |
36. | Công nghệ chế biến lương thực |
37. | Công nghệ sấy nông sản thực phẩm |
38. | Công nghệ chế biến cây công nghiệp |
39. | Công nghệ chế biến đường mía – bánh kẹo |
40. | Công nghệ lạnh thực phẩm |
41. | Đồ án công nghệ |
42. | Kỹ thuật an toàn và môi trường |
43. | Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản |
Tự chọn (6/18) | |
44. | Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn |
45. | Kinh tế nông nghiệp |
46. | Quản lý nông trại |
47. | Công nghệ đồ uống |
48. | Thực phẩm truyền thống |
49. | Quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm |
50. | Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa |
51. | Công nghệ enzyme |
52. | Phụ gia thực phẩm |
III | Kiến thức bổ trợ |
53. | Kỹ năng mềm |
54. | Xây dựng và quản lý dự án |
55. | Phương pháp tiếp cận khoa học |
IV | Thực tập nghề nghiệp |
56. | Tiếp cận nghề CNSTH |
57. | Thao tác nghề CNSTH |
58. | Thực tế nghề CNSTH |
V | Khóa luận tốt nghiệp |
59. | Khóa luận tốt nghiệp CNSTH |
Theo Đại học Nông lâm – Đại học Huế
3.Các khối thi vào ngành Công nghệ sau thu hoạch
– Mã ngành: 7540104
– Ngành Công nghệ sau thu hoạch xét tuyển các khối sau:
B00; A00; A01; D01 A02 C08 D08 D90
A00: Toán, Vật lí, Hóa học
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
A02: Toán, Vật lí, Sinh học
B00:Toán, Hóa học, Sinh học
C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
4.Điểm chuẩn ngành Công nghệ sau thu hoạch
Điểm chuẩn ngành Công nghệ sau thu hoạch năm 2018 của các trường đại học dao động khoảng từ 13 đến 18 điểm, tùy theo tổ hợp môn và phương thức xét tuyển của từng trường.
Tìm hiểu về ngành Công nghệ sau thu hoạch
5.Các trường đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch
Hiện nay, ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ sau thu hoạch sau:
– Khu vực miền Bắc:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
– Khu vực miền Trung:
Đại học Nông lâm – Đại học Huế
– Khu vực miền Nam:
Đại học Hùng Vương TP. HCM
Đại học Cần Thơ
Đại học Đà Lạt
6.Cơ hội việc làm ngành Công nghệ sau thu hoạch
Sinh viên ngành Công nghệ sau thu hoạch sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc sau đây:
- Làm cán bộ phân tích, kiểm tra và giám định chất lượng nông hải sản thực phẩm tại các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (phòng KCS) của các nhà máy xí nghiệp, các công ty giám định nông hải sản thực phẩm.
- Điều hành kỹ thuật tại các kho bảo quản nông sản thực phẩm của các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở bảo quản sản phẩm của các công ty hoặc các kho bảo quản của tàu viễn dương.
- Tùy theo khả năng và mức độ tiến bộ, có thể được giao đảm trách các chức vụ trưởng phòng, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng, giám đốc điều hành một cách nhanh chóng do cán bộ quản lý kỹ thuật ngành này còn rất thiếu.
- Điều hành kỹ thuật, quầy trưởng tại các quầy nông sản thực phẩm tươi sống và an toàn vệ sinh tại các siêu thị.
- Làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ phân tích các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, độc tố lương thực thực phẩm tại các Viện nghiên cứu về Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm.
- Làm giáo viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm.
7.Mức lương ngành Công nghệ sau thu hoạch
Sinh viên mới ra trường thường làm tại các vị trí thấp và cơ bản nên mức lương khởi điểm rơi vào khoảng 5.000.000 – 6.000.000 VND/tháng. Sau khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn vượt trội, cơ hội thăng tiến trong ngành là rất cao. Mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 2.000 – 3.000 USD/tháng.
8.Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ sau thu hoạch
Để học tập và theo đuổi ngành Công nghệ sau thu hoạch thì người học cần có những tố chất sau:
- Có niềm đam mê khoa học và công nghệ, thích nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm.
- Học khá các môn tự nhiên, nhất là Sinh học, Hóa học và Vật lí. Kiến thức vững chắc của các môn này sẽ là nền tảng tốt để bạn tiếp thu các kiến thức chuyên sâu của ngành Công nghệ sau thu hoạch.
- Có tư duy logic, sáng tạo, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của người khác.
- Có kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học và các kỹ năng mềm khác như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian hiệu quả…
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ sau thu hoạch và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.
Nguồn: Tuyển sinh số.
Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.