Sớm đưa công nghệ vào thí điểm thi THPT quốc gia

Cụ thể theo nhiều chuyên gia đề xuất cần sớm đưa công nghệ vào Kỳ thi THPT quốc gia tại các điểm có đủ điều kiện sẽ tiến hành tổ chức thi THPT quốc gia trên máy tính thành nhiều đợt trong năm.

 

Học sinh sử dụng máy tính để học tập

Sớm đưa công nghệ vào thí điểm thi THPT quốc gia

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, giáo dục số hóa, mang tính mở, hoàn toàn có thể thi theo hình thức chắc chắn hơn, thi xong đã chấm xong rồi. Một hệ thống giáo dục kỹ thuật số, nhà trường thông minh không chấp nhận cách thi thiếu sự hỗ trợ của công nghệ.

Theo đó để cải thiện chất lượng cũng như giảm thiểu các biểu hiện tiêu cực thì cần nhất thiết nhanh chóng đưa công nghệ vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. việc đưa công nghệ vào kỳ thi THPT quốc gia phải được làm càng sớm càng tốt, trước hết có thể làm thí điểm và huy động sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện. Ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin – Bộ GD-ĐT cho hay.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc đưa công nghệ vào kỳ thi tốt nghiệp cũng phải được tiến hành từng bước và không thể nóng vội vì cơ sở vật chất điều kiện của từng địa phương chênh lệch khác nhau. Cần phải có tính toán tới điều kiện của các vùng miền.

“Mấy năm nay chúng ta áp dụng công nghệ rất nhiều nhưng không nên duy ý chí bởi có những vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn. Nếu áp dụng hình thức thi trên máy tính thì chúng ta phải tính đến yếu tố sẽ vẫn có một bộ phận học sinh làm bài thi trên giấy. Mục tiêu lớn nhất của kỳ thi là tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh, phụ huynh”. Hiệu trưởng một trường Đại học tại phía Nam chia sẻ.

Học sinh sử dụng điện thoại để học tập

Cần phải chuẩn bị trước để đưa công nghệ vào thi tốt nghiệp

Đó là ý kiến của Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhận định về dự thảo phương án của Bộ GD-ĐT. Dự thảo phương án đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, giảm áp lực cho xã hội rất lớn cả về tư tưởng, kinh tế; đảm bảo khách quan, học sinh học toàn diện, không học tủ học lệch. “Nhưng để triển khai cần chuẩn bị về địa điểm thi, hạ tầng, trang thiết bị.

Cùng với đó là xây dựng ngân hàng đề – đây là việc khó, cần huy động trí tuệ rộng rãi của các chuyên gia, giáo viên, ngay cả học sinh vừa tốt nghiệp, học sinh giỏi đã qua các kỳ thi, không nên chỉ gói gọn trong các thầy cô. Ngoài ra, với đề xuất phương án thi THPT sau 2020, Bộ GD-ĐT cần chuẩn bị tốt năng lực của đội ngũ nhân sự tham gia làm thi, cân nhắc vai trò của Bộ và địa phương trong tổ chức kỳ thi” – Bà Doan nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá để có bước tiến xa việc chuẩn bị để đưa công nghệ vào thi không chỉ dừng lại ở việc cơ sở vất chất mà cái quan trọng nhất đó là ngân hàng câu hỏi cũng cần phải được chuẩn hóa.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng ngân hàng đề thi là vấn đề khó nhất, bởi kiểm định độ khó và tin cậy của câu hỏi rất phức tạp, ông Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhìn nhận, đây là trọng tâm cần được đầu tư thêm nhiều nữa khi triển khai phương án thi THPT trong giai đoạn tiếp theo.

Ban biên tập sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng như thông tin tuyển sinh của các trường Đại học Cao đẳng năm 2021 để các em học sinh và quý phụ huynh tiện theo dõi.

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *