Phương thức thi đánh giá năng lực và cơ sở xét tuyển đại học năm 2023

Dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh tiếp tục là một xu hướng của nhiều trường đại học trong năm 2023. Theo đó, mùa tuyển sinh tới đây kỳ thi Đánh giá năng lực của các trường sẽ có những điểm mới, tạo điều kiện cho sĩ tử.

Phương thức thi đánh giá năng lực và cơ sở xét tuyển đại học năm 2023

Sĩ tử dự thi đánh giá năng lực cần lưu ý điều gì? 

Theo cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ năm 2023, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dành ít nhất 45% chỉ tiêu tuyển sinh Đại học từ điểm thi Đánh giá năng lực, tăng so với mức 40% của năm ngoái. TS Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 được tổ chức 2 đợt, vào cuối tháng 3 và 5. Ban tổ chức đang xem xét mở rộng thêm điểm thi ở tỉnh Lâm Đồng và những tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để thuận tiện cho sĩ tử.

Đại diện nhà trường thông tin thêm: Năm 2022, các trường thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tuyển khoảng 22.000 chỉ tiêu, gần 35,4% sĩ tử nhập học bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, trong khi năm 2021 con số này là 20%. Trong đó, những trường xét tuyển theo công thức tính điểm nhiều tiêu chí, như Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh xét kết hợp giữa điểm thi Đánh giá năng lực, điểm thi tốt nghiệp và điểm học tập Trung học Phổ thông.

Ông Nguyễn Ngọc Trung – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, trường dự kiến mở rộng chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm kỳ thi Đánh giá năng lực chuyên biệt lên mức 30 – 40% (thay vì 20% chỉ tiêu mỗi ngành như năm 2022). Tuy nhiên, trường vẫn giữ nguyên số lượng 21 ngành xét tuyển theo phương thức này, chưa áp dụng đồng loạt cho tất cả các ngành trong năm tới. Không chỉ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, kỳ thi này còn có định hướng dùng để xét tuyển vào những trường Đại học khác.

Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Quy chế thi Đánh giá năng lực học sinh Trung học Phổ thông tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, Quy chế gồm 9 chương và 46 điều quy định về thi Đánh giá năng lực. những điểm quan trọng trong Quy chế này sĩ tử cần lưu ý như: Đề cương đề thi (bao gồm cấu trúc và dạng thức đề thi, phạm vi và tiêu chí đánh giá) phải được công bố cho sĩ tử ít nhất 30 ngày trước khi thi. Bài thi Đánh giá năng lực sẽ được tiến hành trực tiếp trên máy tính. sĩ tử đăng ký dự thi trực tuyến. Tài khoản đăng ký dự thi của sĩ tử được duy trì 24 tháng kể từ thời điểm sĩ tử hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi. Sĩ tử được đăng ký dự thi nhiều đợt trong năm nhưng thời gian giữa 2 đợt thi liên tiếp phải đủ tối thiểu là 28 ngày (bao gồm cả các ngày thi).

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Y Dược chính quy

Ngoài ra, khi đăng ký dự thi, sĩ tử được quyền chọn đợt thi, điểm thi. Trong những trường hợp đặc biệt, Giám đốc Trung tâm khảo thí có thể thay đổi ca thi và thông báo cho sĩ tử. Bài thi chính thức có thể xuất hiện câu hỏi thử nghiệm không tính điểm thi với số lượng không vượt quá 4% tổng số câu hỏi của bài thi chính thức. Kết quả thi sẽ được Trung tâm khảo thí công bố chính thức sau 14 ngày kể từ khi kết thúc đợt thi.

Năm 2022, có khoảng 50 trường Đại học dùng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội xét tuyển hệ Đại học chính quy. Thông tin sẽ được tiếp tục cập nhật bởi cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *