Lịch sử là môn thuần tự luận từ xưa đến nay, tuy nhiên năm nay lần đầu tiên Lịch sử được đưa vào Kỳ thi THPT quốc gia với hình thức trắc nghiệm khách quan và cũng là môn nằm trong tổ hợp môn KHXH.
- Tại sao bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia lại có 4 đáp án?
- Thi THPT quốc gia 2017 có thể đánh trắc nghiệm bừa?
- Cấu trúc đề thi kỳ thi THPT Quốc gia 2017
Những lưu ý cho thí sinh chọn Lịch sử thi THPT quốc gia
Sự thay đổi về hình thức thi theo đó kéo theo thay đổi về cách học cũng như thay đổi về cách tiếp cận, vì thế để cho thí sinh dễ dàng với cách thi mới mà không vấp phải những khó khăn đáng tiếc. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn học sinh đang theo học lớp 12 cũng như các thí sinh tự do chuẩn bị đăng ký xét tuyển vào Đại học với môn Lịch sử một vài lưu ý nhỏ sau:
Lưu ý khi ôn tập cho thí sinh chọn Lịch sử thi THPT quốc gia
Lịch sử là môn học có nhiều tài liệu nên rất tiện cho các em ôn thi, tuy nhiên các em vẫn phải lấy kiến thức SGK làm chuẩn, bám sát vào đó để ôn thi cho thật tốt. Kiến thức để tạo nên ngân hàng dữ liệu câu hỏi đã được Bộ khẳng định. Vì thế với những thí sinh và học sinh nên coi SGK như là cẩm nang cho mùa thi lần này.
“Hiện nay cũng có rất nhiều cuốn sách hướng dẫn ôn luyện thi trắc nghiệm môn Lịch sử. Nhưng các em nên sáng suốt lựa chọn cho mình cuốn sách có chất lượng, không nên quá ôm đồm sẽ làm các em rối bời khi ôn tập”.
Chúng tôi cũng khuyên các em nên có những kế hoạch học tập cụ thể để có cân đối giữa lượng kiến thức cần bổ sung cũng như quỹ thời gian ôn tập.
Hơn nữa các em cần ôn theo chủ đề và nên lập sơ đồ tư duy theo từng vấn đề, thời kì, sự kiện hay nhân vật lịch sử để dễ học cũng như nhớ kiến thức một cách khoa học, chính xác. Ôn phần nào phải chắc phần đó, hiểu sâu, hiểu rõ và biết cách phân tích đánh giá để trả lời được các câu trắc nghiệm với các mức độ khác nhau.
ôn tập để chuẩn bị thi Lịch sử THPT quốc gia như thế nào?
Lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm Lịch sử THPT quốc gia năm 2017
Trước khi làm bài thi trắc nghiệm Lịch sử các em phải giữ cho mình một tâm lý thoải mái bình tĩnh, vững vàng, để làm được điều này các em nên luyện tập và làm để thử nhiều lần trong quá trình học và ôn tập.
Điều tiếp theo đó là các em cần phải đọc kĩ lời dẫn và từ khóa để không bị mắc bẫy và chọn đáp án sai, đọc kí phương án mà đề bài cho để chọn được phương án đầy đủ và chính xác nhất. Bởi trong bài thi Lịch sử nói riêng có rất nhiều dữ kiện và rất dễ gây nhầm lẫn chỉ cần các em không đọc kỹ là vấp ngay phải bẫy câu hỏi.
“Các em cần làm dứt điểm từng câu, khi đã biết phương án thi tô ngay vào phiếu không được để hết giờ mới tô. Các em làm câu dễ trước, khó sau. Đối với một số câu quá khó hay chưa nhớ ra được, nên cố gắng tư duy, suy luận để nhớ lại và không nên mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi.
Để bài thi đạt kết quả cao, khi làm bài các thí sinh – học sinh cần hết sức cẩn thận ở từng câu hỏi, làm câu nào chắc câu đó. Hãy luôn tin rằng dù với hình thức thi trắc nghiệm hết sức mới mẻ, các em ôn tập tốt và có ý thức học tập nghiêm túc chắc chắn các em sẽ thành công”
Lam hạ (thptquocgia.org)