Nhiều hồ sơ ảo, nhiều trương ngoài công lập tìm cách giữ thí sinh?

Cho dù lượng hồ sơ đã “hòm hòm” nhưng các trường đại học, nhất là trường ngoài công lập vẫn chưa thể an tâm vì hồ sơ ảo năm nay dự báo là rất khó đoán.

thi thpt quốc gia 18

Lo lắng hồ sơ ảoThạc sĩ, Luật sư Trịnh Hữu Chung, Phó hiệu trưởng ĐH Hồng Bàng cho biết, tính đến hôm nay (8.8), trường nhận được 1.500 hồ sơ, gồm cả nguồn xét tuyển từ học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, trong khi tổng chỉ tiêu của trường là 3.000. Nếu so với cùng thời điểm năm ngoái thì lượng hồ sơ ở thời điểm này tăng từ 10 – 15%.

Lý giải về điều này, ôngChung cho biết có thể với phương thức tuyển sinh năm nay, các em thí sinh buộc phải an tâm hơn với lựa chọn của mình do không thể thay đổi nguyện vọng. Nhưng dù lượng hồ sơ có nhiều thật nhưng trong 1 đợt xét tuyển, các em có đến 4 nguyện vọng, chưa kể thêm việc xét tuyển từ học bạ nên khiến các trường không thể yên tâm.

“Trường cũng rất lo sợ vấn đề hồ sơ ảo. Hiện nay trường vẫn theo quy định của Bộ GD-ĐT và chưa có cách nào khả thi để giải quyết này. Chúng tôi vẫn còn lúng túng lắm, không biết xử lý thế nào vì phải đặt quyền lợi của thí sinh lên cao hết” – THS Chung lo lắng.

Các trường đại học ngoài công lập khác cũng cùng chung tâm trạng này. ThS Nguyễn Thị Diệu Anh, Trưởng phòng Truyền thông và sự kiện, trường ĐH Văn Hiến (TP.HCM) cho biết tình hình tuyển sinh năm nay của trường khó khăn hơn năm trước mà nguyên nhân chủ yếu đến từ các trường top trên đã lấy điểm sàn xét tuyển bằng với điểm sàn của Bộ GD-ĐT.

“Điều này có thể khiến các em thí sinh nuôi hy vọng có thể vào được các trường đại học top trên, khiến cho việc tuyển sinh của các trường ngoài công lập trở nên khó khăn hơn” – TS Diệu Anh cho hay.

ThS Đỗ Sỹ Cường, Phó hiệu trưởng của trường ĐH Hoa Sen cũng cho biết dù hiện tại trường nhận được khoảng 2.200 hồ sơ trên tổng chỉ tiêu là 2.630 nhưng vẫn chưa thể gọi là an tâm được vì lượng hồ sơ ảo năm nay rất nhiều.

thi thpt quốc gia 8

Tìm cách níu chân thí sinh

Cũng như mọi năm, các trường ngoài công lập luôn bị “lép vế” trong cuộc đua tuyển sinh. Mặc dù qua nhiều năm, việc đào tạo của những trường này liên tục có sự đổi thay theo hướng phát triển, tỷ lệ sinh viên ra trường cũng rất cao nhưng để có lượng sinh viên đầu vào luôn là vấn đề khiến các trường rất lo lắng. Một trong những điều khiến thí sinh e ngại nhất là học phí của các trường ngoài công lập. Mức học phí thấp nhất cũng là khoảng 20 triệu đồng/năm.

Để giảm bớt sức ép về chi phí học tập, nhiều trường đại học ngoài công lập cam kết công khai mức học phí trước thềm năm học và cam kết không “tăng giá” trong suốt 4 năm học. Chẳng hạn trường ĐH Văn Lang cho biết mức học phí trung bình từ 20 – 30 triệu đồng/năm và cam kết học phí không tăng trong toàn khóa học; học phí được công bố một lần trước khi sinh viên nhập học và được thu theo từng học kỳ.

Trường này cũng tuyên bố ngoài học phí ra, sinh viên không phải đóng thêm bất kỳ khoản tiền nào khác. Trong mùa tuyển sinh, đa phần các trường đại học ngoài công lập đều tung ra các chiêu để thu hút thí sinh như giảm học phí khi đóng một lần trọn gói 2 học kỳ; giảm 10% học phí khi thí sinh có điểm cao nộp hồ sơ vào trường; tặng quà đầu năm học, bốc thăm trúng thưởng xe máy…

Một số trường đại học ngoài công lập khác lại thực hiện những thay đổi dài hơi hơn về chương trình đào tạo nhằm tăng tính hiệu quả giảng dạy. Chẳng hạn, trường ĐH Hoa Sen cho biết năm 2016 sẽ tăng cường việc dạy tiếng Anh cho sinh viên, tập trung vào thế mạnh là các ngành về du lịch, kinh tế, công nghệ.

Còn trường ĐH Hồng Bàng ngoài các thế mạnh về các khối ngành sức khỏe như dược, điều dưỡng, xét nghiệm y học thì năm 2016 còn tập trung vào ngành mỹ thuật công nghiệp với sự liên kết với giảng viên, chương trình đào tạo nước ngoài. Trường ĐH Văn hiến ngoài các ngành đặc thù về xã hội nhân văn thì năm 2016 có thêm ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh chất lượng cao.

Theo danviet.vn

Xem thêm: https://thptquocgia.org/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *