Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, thí sinh đừng hy vọng có thể gian lận được phiếu chứng nhận kết quả thi THPT, nhằm mục đích nộp được vào nhiều trường đại học.
- Không nộp lệ phí xét tuyển Đại học trực tuyến có được xét hồ sơ?
- Thí sinh cần lưu ý khi xét tuyển vào các trường Đại học lớn
- Nhiều trường top trên vẫn giữ nguyên điểm xét tuyển sau khi Bộ trưởng đề nghị
- Trường Đại học Ngoại Thương công bố danh sách thí sinh trúng tuyển thẳng tại Hà Nội
- Những thắc mắc về xét tuyển Đại học 2016
Theo phản ánh của một số trường đại học chủ trì cụm thi THPT quốc gia, có phụ huynh tìm đến trường để xin cấp lại phiếu chứng nhận kết quả thi vì thí sinh làm mất.
PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, về nguyên tắc, mỗi thí sinh được cấp một phiếu chứng nhận kết quả thi duy nhất. Nếu chẳng may làm mất, thí sinh và gia đình làm đơn, đến trường đại học tổ chức thi xin cấp lại.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Nghĩa, việc thí sinh có ý định gian lận phiếu chứng nhận kết quả thi để nộp được nhiều trường là không thể xảy ra.
“Khi thí sinh xin cấp lại, các trường đại học phải cập nhật vào hệ thống chung để lấy kết quả. Do đó, hệ thống sẽ biết để nhận định. Phiếu chứng nhận cấp lại cũng được ghi là cấp lại, khác với phiếu cấp chính. Do đó, khi thí sinh nộp phiếu chứng nhận kết quả thi, hệ thống chỉ chấp nhận phiếu cấp lại, không chấp nhận phiếu cấp chính” – ông Nghĩa cho hay.
Do đó, ông Nghĩa một lần nữa khẳng định, thí sinh đừng hy vọng có thể gian lận được phiếu chứng nhận kết quả thi THPT nhằm mục đích nộp được vào nhiều trường đại học sau ngày 14/8.
Cũng liên quan tuyển sinh, trước đó, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga lưu ý thí sinh và các trường về việc nhiều đại học lớn thông báo nhận đăng ký xét tuyển từ 15 điểm, gây khó khăn cho trường khác.
Theo ông Ga, thí sinh lưu ý tham khảo điểm chuẩn vào các ngành, trường yêu thích để quyết định nộp đăng ký xét tuyển phù hợp kết quả thi của mình.
Hiện nay, một số trường đại học lớn, có tính cạnh tranh rất cao nhưng vẫn thông báo nhận đăng ký xét tuyển từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD&ĐT (15 điểm).
“Thí sinh lưu ý, đây là ngưỡng tối thiểu chứ không phải điểm chuẩn vào trường. Rút kinh nghiệm đợt 1, trong các đợt xét tuyển bổ sung, các trường nên quy định ngưỡng nhận đăng ký xét tuyển gần với điểm chuẩn dự kiến hơn để tránh gây hiểu nhầm đối với thí sinh và tránh gây khó khăn cho các trường phía dưới”, lãnh đạo Bộ GD&ĐT nói.
Theo news.zing.vn