Ngành Xã hội học có tính ứng dụng cao và đa dạng công việc

Xã hội học là bởi ngành học này có tính ứng dụng cao và đa dạng về công việc sau khi ra trường nên thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.

Ngành Xã hội học có tính ứng dụng cao và đa dạng công việcNgành Xã hội học có tính ứng dụng cao và đa dạng công việc

1. Tìm hiểu ngành Xã hội học

Xã hội học (tiếng Anh là Sociology) là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử. Là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

Tìm hiểu từ trang Kỳ thi THPT quốc gia, ngành Xã hội học có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có các kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học sẽ có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.

2. Chương trình đào tạo ngành Xã hội học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Xã hội học trong bảng dưới đây.

Chương trình đào tạo ngành Xã hội học Chương trình đào tạo ngành Xã hội học Chương trình đào tạo ngành Xã hội học Chương trình đào tạo ngành Xã hội học Chương trình đào tạo ngành Xã hội học

3. Các khối thi vào ngành Xã hội học

– Mã ngành: 7310301

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Xã hội học:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga

4. Điểm chuẩn ngành Xã hội học

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Xã hội học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 14 – 22 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Xã hội học

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Xã hội học, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN)
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Công đoàn
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Đại học Đà Lạt

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bình Dương

6. Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học

Ngành Xã hội học là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai với vị trí việc làm đa dạng. Sinh viên theo học ngành Xã hội học khi ra trường đủ năng lực chuyên môn để có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau thuộc các lĩnh vực như:

  • Quan hệ công chúng: Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện.
  • Kinh doanh, quản lý: Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng.
  • Nghiên cứu, tư vấn: Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội.
  • Dịch vụ và phục vụ con người: Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng.
  • Lĩnh vực hành chính công: Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo), cơ quan đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.
  • Giáo dục, đào tạo: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu.

Với những vị trí công việc trên, sinh viên sau khi ra trường có thể làm tại các đơn vị như:

  • Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội;
  • Bộ phận tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng của công ty;
  • Tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trung tâm;
  • Cơ quan hành chính nhà nước các cấp;
  • Các cơ quan về truyền thông đại chúng và xuất bản.

Ngành Xã hội học mang đến cơ hội việc làm cao

Ngành Xã hội học mang đến cơ hội việc làm cao

7. Mức lương ngành Xã hội học

Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.

Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Xã hội học và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Xã hội học

Xã hội học là ngành khoa học xã hội do đó đòi hỏi người học có sự nhạy cảm với các sự kiện, vấn đề xã hội. Có niềm đam mê nghiên cứu, vận dụng được các công cụ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội. Ngành nghề Xã hội học rất phù hợp với những người muốn góp sức mình nhằm cải tạo xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người. Một số tố chất cần thiết của người nghiên cứu xã hội học:

  • Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội;
  • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo;
  • Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu;
  • Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội;
  • Thích học các môn xã hội.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa chọn được một ngành học phù hợp thì có thể cân nhắc ngành Xã hội học, bởi đây là một ngành học thú vị và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *