Ngành kỹ thuật dầu khí: Có nên đăng ký học hay không?

Ngành Dầu khí là ngành kinh tế trọng điểm và đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế lớn ở nước ta. Đặc biệt với mức lương, công việc và chế độ đãi ngộ tốt, nhiều người băn khoăn không biết có nên đăng ký học khối ngành này hay không?

 

Ngành kỹ thuật dầu khí: Có nên đăng ký học hay không?

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật dầu khí 

  • Kỹ thuật dầu khí (tiếng Anh Petroleum Engineering) là ngành đào tạo những kỹ sư có đủ bản lĩnh chính trị, học vấn, sức khoẻ, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. 
  • Ngành Kỹ thuật dầu khí trang bị cho sinh viên những kỹ năng về khâu thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực Kỹ thuật dầu khí. Sinh viên được rèn luyện kỹ năng trong tìm kiếm thăm dò, thao tác xử lý và thực hành các công tác thí nghiệm, khoan khai thác tại hiện trường, các kỹ năng đo vẽ bản đồ, phân tích, đánh giá tầng chứa, tính trữ lượng dầu khí.
  • Theo học ngành này, người học có năng lực phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý mỏ, kỹ thuật khoan, khai thác và công nghệ dầu khí. Đặc biệt là năng lực giao tiếp một cách hiệu quả, kỹ năng lắng nghe, tra cứu tài liệu, kỹ năng ghi chép, viết, thuyết trình, báo cáo. Bên cạnh đó, ngành Kỹ thuật dầu khí còn rèn luyện sinh viên có tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức nghề nghiệp trong việc ứng dụng các phương pháp kỹ thuật để tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phù hợp với bối cảnh phát triển toàn cầu xã hội.

2.Các khối thi vào ngành Kỹ thuật dầu khí

Ngành Kỹ thuật dầu khí có mã ngành là 7520604, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật dầu khí

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật dầu khí năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 15 – 19 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của các trường.

4. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật dầu khí 

Theo nguồn thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ, hiện nay, ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật dầu khí sau:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Dầu khí Việt Nam
  • Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội

Có ít trường đào tạo về ngành Kỹ thuật dầu khí

5. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật dầu khí 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật dầu khí sẽ làm việc ở các viện nghiên cứu chuyên ngành hay trực tiếp ở các giàn khai thác dầu khí trên biển với hệ thống máy móc tự động hóa rất hiện đại. Cụ thể:

  • Nhà nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, tham gia thiết kế các công trình khai thác dầu khí, đề xuất với cơ sở sản xuất áp dụng phương pháp giúp tăng hệ số thu hồi dầu khí, giảm chi phí sản xuất.
  • Giảng dạy trong nhà trường, tham dự các hội nghị khoa học chuyên ngành về khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước.
  • Nghiên cứu: Làm việc trong các viện nghiên cứu như Viện Hóa học công nghiệp, Viện Công nghệ hóa hay trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu của các trường đại học, các công ty dầu khí.
  • Kỹ sư và Kỹ thuật viên thực hành: Điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý các sự cố ở các giếng khai thác. Họ làm việc tại các công trình khai thác dầu khí ngoài biển khơi như: giàn khai thác, giàn công nghệ trung tâm, tàu chứa dầu.
  • Nhà tư vấn: Nhiệm vụ là nghiên cứu, nắm bắt tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế để đề xuất với lãnh đạo về chủ trương, chính sách phát triển ngành dầu khí một cách bền vững, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

6.Mức lương ngành Kỹ thuật dầu khí

Mức lương ngành Kỹ thuật dầu khí tùy thuộc vào công ty, doanh nghiệp trong hay ngoài nước mà mức lương khởi điểm sẽ dao động từ 500 -1.000 USD/ tháng (tương đương 11 – 23 triệu/tháng). Đối với những người có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm mức thu nhập trên 2000 USD/tháng, đây là những người thực lực xuất sắc, giỏi tiếng Anh và có trình độ kỹ năng mềm đạt theo chuẩn quốc tế.

7. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật dầu khí

Để học tập và thành công trong ngành nghề Kỹ thuật dầu khí, người học cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Đam mê ngành dầu khí;
  • Có chuyên môn giỏi;
  • Có sức khỏe, thể lực tốt;
  • Có năng lực phân tích, đánh giá;
  • Năng lực giao tiếp một cách hiệu qủa;
  • Có kỹ năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu;
  • Kỹ năng ghi chép, viết, thuyết trình, báo cáo;
  • Khả năng sử dụng các kỹ thuật công nghệ, các công cụ hiện đại cần thiết trong thực tế vào trong ngành nghề;
  • Kỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm;
  • Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin;
  • Thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Kỹ thuật dầu khí và có lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.

Nguồn: Tuyển sinh số.

Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *