Đông Nam Á học hứa hẹn là ngành có nhiều triển vọng và cơ hội việc làm rộng mở, thu hút sự quan tâm từ giới trẻ trong những năm trở lại đây.
- Những điều cần biết về Ngành Toán Tin
- Tổng quan về ngành Kinh doanh nông nghiệp
- Tổng quan về ngành Kinh tế Nông nghiệp
Ngành Đông Nam Á học: Hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm
1. Tìm hiểu về ngành Đông Nam Á học
Đông Nam Á học (tiếng Anh là Southeast Asian studies) là môn khoa học nghiên cứu và giáo dục về ngôn ngữ, văn hoá và lịch sử của các quốc gia và các nhóm dân tộc khác nhau ở Đông Nam Á. Ngành học này đào tạo những sinh viên có kiến thức về khoa học xã hội nhân văn nói chung, nắm vững kiến thức cơ bản về khu vực học, có khả năng nghiên cứu và hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực văn hóa, quan hệ quốc tế tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Theo giảng viên tuyển sinh đại học cao đẳng ngành nghề này, chương trình đào tạo ngành Đông Nam Á học trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học xã hội nhân văn nói chung như địa lý, lịch sử hình thành và phát triển khu vực Đông Nam Á; kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa khu vực Đông Nam Á; tôn giáo, lối sống và bản sắc dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á; mối bang giao giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á… và nắm vững các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và phương pháp nghiên cứu thực địa để nhận diện, phân tích các hiện tượng văn hóa, chính trị, kinh tế… ở khu vực Đông Nam Á.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Đông Nam Á học có khả năng thích ứng cao với các công việc trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế – xã hội, du lịch, ngoại giao, giáo dục, tư vấn… tại các cơ quan chính quyền, trường học, viện nghiên cứu, các công ty của Việt Nam cũng như các quốc gia khác cần kiến thức về Đông Nam Á.
2. Chương trình đào tạo ngành Đông Nam Á học
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Đông Nam Á học trong bảng dưới đây.
3. Các khối thi vào ngành Đông Nam Á học
– Mã ngành: 7310620
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Đông Nam Á học:
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- D42: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga
- D43: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nhật
- D44: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp
- D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
- D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
- D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
- D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
4. Điểm chuẩn ngành Đông Nam Á học
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Đông Nam Á học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 16 – 18 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Đông Nam Á học
Ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Đông Nam Á học, chỉ có các trường sau:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Mở TP.HCM
6. Ngành Đông Nam Á học ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Đông Nam Á học rất rộng mở, sau khi đã tốt nghiệp ngành này, sinh viên có đủ khả năng để đảm nhiệm các vị trí công việc sau:
- Phụ trách mảng công việc về xây dựng văn hoá doanh nghiệp, công ty;
- Công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước: như cơ quan văn hóa, ngoại giao, kinh tế, an ninh, quốc phòng;
- Phụ trách công tác đối ngoại tại các tổ chức, doanh nghiệp;
- Chuyên viên nghiên cứu tại các tổ chức, viện nghiên cứu;
- Giảng dạy chuyên môn tại các trường cao đẳng, đại học;
- Chuyên viên phát triển kinh doanh, phát triển thị trường;
- Chuyên viên nghiên cứu phát triển tại các tổ chức, doanh nghiệp;
- Phụ trách công tác huấn luyện, đào tạo tại các tổ chức, doanh nghiệp;
- Hướng dẫn viên, thiết kế tour cho các công ty du lịch;
- Chuyên viên dịch thuật chuyên ngành tiếng Anh, Hoa, Nhật, Hàn Quốc, Malay, Thái Lan;
- Làm việc cho các cơ quan ngoại giao, các tổ chức Phi chính phủ có hợp tác ở Đông Nam Á;
- Biên tập viên chương trình văn hoá, du lịch, thời sự các báo, đài.
Cử nhân Đông Nam Á học được tuyển dụng vào nhiều vị trí
Với những vị trí công việc trên, cử nhân Đông Nam Á học có thể làm việc tại đơn vị sau:
- Các Đại sứ quán của các nước ASEAN tại Việt Nam;
- Các tổ chức quốc tế (UNDP, UNESCO…), các văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam;
- Bộ Ngoại giao (Vụ Đông Nam Á, Học viện Ngoại giao, các Đại sứ quán của Việt Nam tại các nước ASEAN…);
- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
- Các Vụ Hợp tác Quốc tế của các Bộ, ngành ở Việt Nam;
- Các công ty du lịch của nước ngoài (đặc biệt là của các nước thuộc khối ASEAN) và của Việt Nam;
- Các trường đại học có các môn dạy về ASEAN, về văn hóa Đông Nam Á…
- Các viện nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Kinh tế, chính trị thế giới…);
- Các đài phát thanh, truyền hình, các hãng thông tấn, báo chí… liên quan đến ASEAN;
- Các doanh nghiệp, công ty xuyên quốc gia ở các nước ASEAN;
- Các công ty, tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam.
7. Mức lương ngành Đông Nam Á học
Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Đông Nam Á học. Tuy nhiên, với những công việc liên quan đến ngành học này chắc chắn sẽ có mức thu nhập tương đối cao.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Đông Nam Á học
Để theo học và làm việc trong ngành nghề này, bạn cần phải có các tố chất sau:
- Giao tiếp tốt, có khả năng trình bày, lập luận một vấn đề một cách lưu loát.
- Khả năng viết, trình bày luận điểm, quan điểm chặt chẽ, logic;
- Có trình độ ngoại ngữ cao;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
- Chăm chỉ, nhẫn nại, chịu được áp lực công việc cao;
- Năng động, tự tin, sáng tạo;
- Có tinh thần trách nhiệm cao;
- Có khả năng làm việ theo nhóm và là việc độc lập;
- Có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội…
Hy vọng với những thông tin tổng quan về ngành Đông Nam Á học mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học này và từ đó có cơ sở để lựa chọn ngành phù hợp với bản thân.
Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp